Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Nguồn gốc và ý nghĩa của 8 ngày ăn chay trong tháng theo Phật Giáo

Ăn chay được chia làm rất nhiều hình thức ăn chay khác nhau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn thêm một hình thức ăn chay kỳ nữa đó là ăn chay 8 ngày ăn chay trong tháng. Vậy ăn chay 8 ngày ăn chay trong tháng có nguồn gốc từ đâu? Có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây!

1. NGUỒN GỐC CỦA 8 NGÀY ĂN CHAY TRONG THÁNG THEO PHẬT GIÁO

Theo quan niệm phổ thông của Phật tử Ðại thừa Việt Nam, ăn chay là dùng những chất thanh đạm đồng thời không ăn cá thịt nhằm mang đến cho người ăn chay sự thanh tịnh trong tâm hồn cũng như tránh được bệnh tật trong cuộc sống hàng ngày.

Ăn chay có hai hình thức là chay kỳ và chay trường. Khác với chay kỳ phật tử phát nguyện dùng chất thanh đạm suốt đời thì chay kỳ có những ngày ăn chay nhất định tùy thuộc vào hoàn cảnh của phật tử như Nhị trai, tứ trai, lục trai, bát trai, thập trai….

Ăn chay 8 ngày trong tháng ( bát trai) gồm các ngày mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24 và 30. Trong những ngày này theo lời Phật dạy phật tử chẳng những ăn lạt mà còn không ăn quá ngọt, không dùng ngũ tân gia vị vào thức ăn. Trong những ngày này không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ.

Tìm hiểu nguồn gốc của trai giới 8 ngày trong tháng kinh Tứ Thiên Vương cho rằng những ngày đó Thiên Vương xem xét việc lành dữ của nhân gian, và các ác quỷ cũng rình rập chờ người làm ác để gia hại. Nên trong mấy ngày ấy, mọi người cần phải giữ gìn ba nghiệp không nên làm ác. Thêm vào đấy, nếu kẻ nào biết trì trai, giữ giới, tụng kinh, tu phước, sẽ được tránh khỏi nạn tai, tăng phần phước huệ, công đức sẽ đưa người mau đến cõi Niết Bàn.

Ăn chay 10 ngày trong tháng của Phật tử

Bên cạnh đó những ngày này trong tháng các tội được kết tập để định phần khinh trọng. Nếu chúng sinh đời sau chay tịnh, đối trước tượng Phật, Bồ Tát tụng kinh thì mỗi phương Đông, Tây, Nam, Bắc trong vòng 100 tuần không có các tai nạn”.

https://amthucdochay.com/thuc-don-an-chay-mung-1-va-ngay-ram-thang-7.html

2. Ý NGHĨA CỦA ĂN CHAY 8 NGÀY TRONG THÁNG

– Góc nhìn tâm linh Phật Giáo

Những người ăn chay vốn là những người đã tu, nhưng nhờ ăn chay tánh tình sẽ hiền lành đối với mọi người, mọi loài, được mọi người thương yêu và kính trọng. Nếu có nhiều người ăn chay sẽ có nhiều người ăn lành ở hiền, xã hội được tốt đẹp, thế giới được hòa bình, an vui.

Nguồn gốc và ý nghĩa của 8 ngày ăn chay trong tháng theo Phật Giáo

Tám ngày ăn chay trong tháng theo quan niệm của đạo phật chính là nuôi dưỡng lòng từ bi đối với tất cả các chúng sinh vạn vật, tránh ác báo nghiệp sát sinh, dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần từ đó tăng thêm phần công đức.

– Góc nhìn khoa học

Từ thời nguyên thủy con người là một sinh vật ăn hoa quả, rễ, lá, củ và thân thực vật tức là ăn chay thay cho ăn mặn. Bộ răng của con người không phải là răng dùng để ăn thịt, nghĩa là không có nanh nhọn và dài. Loài người và động vật ăn rau cỏ có hệ tiêu hóa dài gấp 12 lần chiều dài của thân thể nên chúng ta cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và bài tiết.

Các nhà hàng đồ ăn chay tấp nập đón khách mùa Vu Lan

Trong khi loài động vật ăn thịt cấu tạo có hai phần ruột, phần ruột non thì rất ngắn và phần ruột già thì rất thẳng và mịn. Do vậy, con người chúng ta ăn chay thì cảm thấy nhẹ nhàng và ngược lại, nếu ăn mặn thì cảm thấy nặng nề, khó chịu và buồn ngủ.

Bên cạnh đó những công trình nghiên cứu khoa học và thống kê y khoa đã khẳng định những người ăn chay có sức khoẻ tốt hơn, hạn chế các bệnh về tim mạch, ung thư…Những người ăn chay góp phần hạn chế sự tàn phá môi sinh, đưa vào cơ thể những độc tố và lượng dinh dưỡng quá cao từ thịt và mỡ thú vật.

3. TẠI SAO PHẢI ĂN CHAY TÁM NGÀY TRONG THÁNG?

8 ngày ăn chay trong tháng vào mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24 và 30 là việc nên thực hiện bởi vì theo các ghi chép Kinh Phật trong những ngày này ác quỷ không chỉ rình rập mà còn đắc thế. Trong thời gian này các ngoại giáo bên Ấn Độ thường theo thông lệ giết sinh vật cúng tế thần linh, hoặc cắt lấy máu thịt nơi thân để làm phép hộ ma. Và bởi duyên cớ đó, những ác quỷ cũng y theo lệ mà đi tìm ăn đồ huyết nhục.

Do sự kiện này, vào các ngày trên, đức Phật khuyên đồ chúng nên giữ trai giới không được sát sanh, để phản ảnh phong thái từ bi của thánh đạo. Nếu quả như thế thì sự ăn lạt vào các ngày trai lại càng hợp lý hơn.

Theo Phật giáo Phát triển hay Phật giáo Đại thừa ăn chay lạt là dưỡng lòng từ bi, tùy theo phát tâm từ chánh niệm, người phật tử có thể ăn chay bất cứ ngày nào trong tháng cũng đều rất trân quý chứ không phải bắt buộc ăn chay 8 ngày. Ăn chay càng nhiều càng tốt, tránh tạp niệm trong tâm, rút ngắn đạt đến cảnh giới cực lạc.

Thực tế, người người có giác ngộ, có trí tuệ, có hiểu biết thì mới có thể thể hiện lòng từ bi đúng mức, bởi suy nghĩ ăn chay vì sợ quả báo, vì lòng thương hại thì ăn chay chỉ dừng ở mức tư lợi cho bản thân.

Hy vọng những thông tin về ăn chay 8 ngày trong tháng ở trên sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn thấu hiểu tinh thần cao cả của Phật giáo trong việc ăn chay.

Viết một bình luận