Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Tháng 7 nên ăn chay vào ngày nào? Ý nghĩa đem lại là gì?

Ăn chay vào dịp tháng 7 đã trở thành một thói quen của người dân Việt Nam để báo hiếu người đã mất, rèn luyện tâm tình … Vậy tháng 7 nên ăn chay vào ngày nào? Hay ăn chay cả tháng? Bài viết dưới đây của Amthucdochay sẽ giải đáp cho bạn!

Tháng 7 nên ăn chay vào ngày nào?

Nên ăn chay ngày nào trong tháng 7? Thực tế ngày nay, không chỉ Phật tử mới ăn chay mà rất nhiều người đã tìm đến với cách ăn này. Tục lệ này không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà được cho là cách ăn uống mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Theo quan điểm của Phật giáo ăn chay cốt để nuôi dưỡng lòng từ bi, tâm thanh tịnh, tinh thần bình đẳng giữa muôn vật. Đồng thời tránh ác báo của nghiệp sát, dứt tâm tham nhiễm nơi trần gian, tăng thêm công đức.

Tháng 7 cô hồn cũng là mùa vu lan báo hiếu, trong kinh điển của Đức Phật rất đề cao hiếu đạo. Trong các điều phúc không có điều phúc nào lớn bằng con cái có hiếu với cha mẹ và ngược lại trong các điều tội thì bất hiếu là tội nặng nhất.

Ăn chay dù rằng hữu ích và hợp lý nhưng cũng tùy theo hoàn cảnh và căn cơ của từng người. Tháng 7 nên ăn chay ngày nào tốt nhất đáp án chính là từ tâm tùy hoàn cảnh, khả năng tập lần, để tiến bước. Có người ăn chay vào tuần rằm, mùng một nhưng cũng có người ăn chay suốt 1 mùa (1 tháng) vu lan. Thông thường, để thực hiện nghiêm túc cũng như mang lại lợi ích sức khỏe tháng 7 nên ăn chay vào mùng 1 và tuần rằm.

Tại sao tháng 7 nên ăn chay vào mùng 1 và ngày rằm?

Tháng 7 ăn chay vào ngày nào ý nghĩa? Tháng 7 nên ăn chay vào mùng 1 và ngày rằm bởi vì 3 lý do sau:

  • Thứ nhất, ngày mùng 1 đầu tháng và ngày trăng tròn (hôm rằm) hàng tháng cả Phật giáo Nam truyền lẫn Bắc truyền các chư Tăng đại thừa được khuyến khích ăn chay. Phật Giáo quan niệm rằng hai ngày này rất dễ ghi nhớ để tụ họp chư tăng nghe thuyết giảng.
  • Thứ hai, lựa chọn ngày ăn chay Phật giáo còn dựa vào quy luật của vũ trụ, con người do các duyên mà thành, thế giới vạn hữu này cũng do các duyên mà thành, tất cả đều cộng trụ tương sinh và tương diệt. Ăn lạt, trai giới trong những ngày này nhằm khuyến khích con người không sát sinh, sống thiện, tinh thần được giải phóng.
  • Thứ ba, xét về mặt y học, nhiều chuyên gia cho rằng không phải vô tình mà ngày mùng một và rằm được chọn là đáp án cho thắc mắc ăn chay ngày nào trong tháng 7. Thực chất, ăn chay tịnh chính là dùng rau quả tránh thịt động vật, chế độ ăn này giúp thanh lọc cơ thể, tạo ra sự kiềm hóa nội mô trong khi ăn thịt sẽ chuyển hóa ra nhiều axit khiến cơ thể bị toan hóa.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khi cơ thể bị toan hóa nhiều hệ thống bị trục trặc đặc biệt hệ thần kinh, con người trở nên nóng tính, bốc đồng, không kiềm chế dẫn đến hành vi hung bạo. Ăn chay là phương pháp để kiềm chế bản tính đồng thời giúp tâm thanh tịnh.

Ngày lễ và ngày trọng đại liên quan đến việc ăn chay trong tháng 7

Gợi ý một số mâm cúng Rằm tháng 7 Âm lịch đẹp mắt, đầy đủ nhất

Việc ăn chay trong Tháng 7 thường liên quan đến các ngày lễ và ngày trọng đại trong văn hóa và tôn giáo nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam và một số nước châu Á. Dưới đây là một số ngày lễ và ngày trọng đại quan trọng trong việc ăn chay trong Tháng 7:

  • Ngày đầu tiên của Tháng 7:
    • Lễ hội cúng ông Công ông Táo (Tết Đoan Ngọ): Ngày này, người Việt thường làm lễ cúng ông Công ông Táo và tổ chức các bữa tiệc chay để tôn vinh ông Công ông Táo.
  • Ngày 1 và 15 của mỗi tháng âm lịch:
    • Ngày Uposatha (Ngày 1 và 15): Trong Phật giáo, người theo đạo thường tăng cường tu hành và tuân theo chế độ ăn chay vào các ngày Uposatha (ngày 1 và 15 của mỗi tháng âm lịch).
  • Ngày lễ Quan Âm Các: Trong Phật giáo, ngày này là ngày tôn vinh Bồ Tát Quan Âm, và nhiều người sẽ thực hiện ăn chay vào ngày này.
  • Lễ hội Vu Lan Báo Hiếu: Lễ hội này thường diễn ra vào ngày mùng 15 tháng 7 âm lịch, tôn vinh tình thương và lòng hiếu thảo. Người thường thực hiện ăn chay trong dịp này.
  • Ngày Quốc Khánh 2/9 (Việt Nam): Ngày này thường là ngày nghỉ lễ quốc gia, và nhiều người sẽ thực hiện ăn chay vào dịp này.
  • Ngày Rằm Tháng 7 (Trung Quốc): Trong lễ hội Trung thu, người Trung Quốc thường ăn chay và tôn vinh tượng Phật Quan Âm.
  • Ngày Quốc Khánh 15/8 (Trung Quốc): Trong lễ hội Trung thu, nhiều người Trung Quốc thực hiện ăn chay và tổ chức các hoạt động tôn vinh tượng Phật Quan Âm.

Lưu ý rằng các ngày lễ và ngày trọng đại có thể thay đổi tùy theo vùng miền và tôn giáo cụ thể. Việc ăn chay trong các ngày này thường có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa và tâm linh, và nó là một cách để tôn trọng và tuân theo các giá trị tôn giáo và truyền thống.

Ý nghĩa của việc ăn chay trong tháng 7?

Tháng 7 nên ăn chay vào ngày nào? Tháng 7 nên ăn chay vào ngày rằm và mùng 1, trai giới vào hai ngày này có ý nghĩa rất sâu sắc.

Báo hiếu cha mẹ

Tháng 7 mùa Vu Lan, vào ngày rằm chư Tăng Ni, Phật tử thường tổ chức cúng đàn để cầu siêu cho người thân quá vãng, cầu phúc, tích lũy công đức cho người sống. Sau khi dâng phẩm cúng đàn lên chư Phật và chư Tăng, con cháu thường làm mâm chay để cúng gia tiên, tuyệt đối tránh việc sát sinh đề hồi hướng cho hương linh của người đã khuất được về cõi Niết Bàn.

Nuôi dưỡng lòng từ bi, tinh thần bình đẳng

Cúng Rằm tháng 7 đơn giản và đầy đủ nhất tại nhà | Báo Dân tộc và Phát triển

Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Phật giáo cho rằng phật tử là người đã theo đạo từ bi thì không lý nào lại không thực hành đức từ bi trong đời sống của mình từ ý nghĩ, lời nói, cho đến cách ăn uống.

Ðạo Phật là đạo Từ Bi mà cũng là đạo Bình Ðẳng bởi tất cả chúng sinh đều có Phật tánh như nhau. Nếu không có một lòng thương xót trước những cảnh giết chóc như thế, thì hạt giống từ bi mỗi ngày mỗi héo khô, cằn cỗi, và công phu tu hành, tụng kinh niệm Phật của chúng ta trở thành vô ích.

Tránh nghiệp báo

Kinh Phật dạy: “Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, cứ tạo nhân tội ác, sát hại ăn thịt lẫn nhau, nên bị ác quả, là sanh tử luân hồi mãi trong sáu đường. Giết một mạng thì hãy trả lại một mạng; tâm giết hại chẳng dứt trừ, thì không thể nào ra khỏi trần lao được.” Do vậy muốn tránh oan báo luân hồi, tránh các điều tội lỗi thuộc về giới sát.

Ăn chay để đảm bảo sức khỏe

Ăn chay ngày nào trong tháng 7, tháng 7 nên ăn chay vào mùng 1 và ngày rằm để đảm bảo sức khỏe. Thực tế mỗi bữa ăn, người ta dùng thịt là tự đầu độc, thành thử con người tự sát ngấm ngầm mà không hay biết. Thịt cá để lâu ngày thì sình, ương, hôi tanh khi ăn vào, ta thấy trong người rất nặng nề, mệt nhọc, khó tiêu đó là nguồn gốc của các loại bệnh nguy hiểm.

Tháng 7 nên ăn chay ngày nào, vì sao nên ăn chay mùng 1 và ngày rằm vào tháng 7? Hy vọng những kiến thức chay trên đã giúp bạn có đáp án chính xác nhất, từ đó thấu hiểu thực hiện đúng cách bền bỉ và tăng thêm phước đức.

Viết một bình luận