Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Lời Phật dạy trong kinh doanh có còn ý nghĩa trong xã hội hiện đại?

Kinh doanh là việc đã có tự ngàn xưa. Xã hội hiện đại, ngành nghề kinh doanh càng mở rộng ra và đây được xem là cơ hội làm giàu, hướng đến cuộc sống sung túc của nhiều người. Cũng tự ngàn xưa, Phật đã có những lời dạy thấu đáo về đạo đức kinh doanh. Liệu những lời Phật dạy trong kinh doanh có thể được ứng dụng trong xã hội ngày nay không, nên hiểu và thực hành lời Phật dạy thế nào cho đúng?

Lời Phật dạy trong kinh doanh

Giữ tâm trong sáng

Kinh doanh làm giàu lương thiện thì sẽ được tôn vinh, mọi người trân trọng. Nhưng nếu người con Phật chỉ vì đồng tiền làm mờ mắt mà đánh mất lương tri thì ắt sẽ trở thành người giàu tội lỗi. Đây chính là những lời Phật dạy trong kinh doanh đầu tiên, là châm ngôn vỡ lòng cho bất cứ ai làm kinh doanh, là điều kiện tiên quyết để làm giàu: hãy giữ tâm mình trong sáng.

Có nghĩa là, làm giàu mà không hổ thẹn với lương tâm. Hằng ngày, chúng ta vẫn nghe nhiều thông tin nhan nhản về hàng giả, hàng nhái, về thuốc trừ sâu trong rau củ, về chất tăng trọng trong thịt động vật, về chất lượng công trình kém,… gieo họa cho đời chính là rước họa cho mình, rồi chính chúng ta lại sẽ bị những người kinh doanh như chính chúng ta làm hại lại mà thôi.

Người làm kinh doanh luôn tiếp xúc với tiền tài vật chất. Giữ tâm trong sáng không phải là chúng ta phơi bày những tệ hại của hàng hóa chúng ta ra để phá sản nhanh hơn, mà là chính chúng ta phải trung thực với sản phẩm mình bán, không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa để tạo chữ tín. Có như vậy, thương hiệu của chúng ta sẽ đứng vững và tồn tại bền lâu. Thực tế có những thương hiệu đã tồn tại hàng trăm năm, âu cũng là vì chữ tín vậy.

Tự lợi và lợi tha

Tự lợi là làm lợi cho mình. Lợi tha là làm lợi cho người, mọi loài. Phật dạy rằng trong kinh doanh, nếu muốn giàu bền vững thì hãy theo nguyên tắc làm cho hai bên cùng có lợi. Trong tương quan vi khởi, sự tồn tại của mình đặt lên và gắn liền với sự tồn tại của người, tất yếu sẽ thành công ngoài mong đợi.

\Lời Phật dạy về đạo làm người không phải ai cũng thấu tỏ

Phương tiện và cứu cánh

Mục đích cuối cùng của việc kinh doanh là gì? Đó chính là tạo ra lợi nhuận vật chất phục vụ cho cuộc sống con người. Như vậy, chúng ta phải tinh tấn rằng: Của cải sẽ giúp chúng ta an vui, hạnh phúc; chứ không phải của cải là niềm an vui hạnh phúc.

Nhiều người kinh doanh kiếm được rất nhiều tiền, lòng tham sân si quá độ đã đồng nghĩa tiền bạc với niềm vui. Nhưng họ đâu biết, đứa con của họ chỉ cần một người bố người mẹ dành chút thời gian cho mình, cha mẹ đã già yếu của họ chỉ mong cầu được ăn cơm chung một ngày cuối tuần. Đồng tiền rất dễ cuốn con người đi xa các giá trị tình thân, nếu không biết đủ, không quán chiếu được hành động của mình, thì rất dễ rơi vào bi kịch cô độc trong chính mớ tài sản mình làm ra. Bên cạnh đó phật còn có những lời dạy về duyên nợ vợ chồng, trong tình yêu,…

HỌC PHẬT]: Chúng Ta Có

Phật dạy người kinh doanh rằng, biết đủ thì sẽ đủ. Nhưng nhiều người sẽ phản biện: Vậy chỉ cần làm đủ và như vậy xã hội sẽ không thể nào phát triển được! Xin thưa, đây là hai phạm trù khác nhau. Chúng ta hoàn toàn có thể phát triển được công việc kinh doanh của mình nếu biết tiết chế sự ham muốn của bản thân. Khi mục đích hướng đến là vì cộng đồng, con người sẽ cảm thấy an lạc. Nhưng mục đích hướng đến là tiền tài, thì ắt sẽ nhận lấy khổ đau.

Tiền mua được nhà nhưng không mua được tổ ấm, mua được thuốc men nhưng không mua được sức khỏe. Mải mê kiếm tiền và bỏ qua các giá trị khác, ngoảnh đầu nhìn lại mọi thứ đã rời xa.

Tính vô thường

Tính vô thường trong đạo Phật rất rõ nét. Trong kinh doanh, dĩ nhiên đức Phật cũng không bỏ qua tính vô thường. Lời Phật dạy trong kinh doanh về tính vô thường sẽ giúp con người sớm thoát khỏi khổ đau, có động lực để vươn lên mỗi khi thất bại, và biết tiết chế ham muốn bản thân để kiến tạo cuộc sống hiện tại ấm êm.

Phật dạy: vô thường để hủy hoại và vô thường cũng để hình thành. Nhìn những đứa trẻ xây lâu đài cát chúng ta sẽ chiêm nghiệm được điều này rõ ràng hơn. Sự hình thành nào cũng dẫn đến sụp đổ và sự sụp đổ nào cũng là tiền đề để hình thành cái mới. Thế nhưng, quá trình xây lâu đài cát, cậu bé nào có ngơi tay, nào có nản trí?

Được và mất trong kinh doanh cũng vậy. Xác định mọi thứ vô thường sẽ giúp chúng ta quán chiếu được mọi vấn đề. Vật chất là thứ có thể tạo dựng lại được, nhưng sự sống chỉ có 1 lần.

Tính nhân quả

Lời Phật dạy trong kinh doanh không nằm ngoài quy luật nhân quả, vốn là quy luật khách quan không phải do Phật tạo dựng, mà đó là sự đúc rút từ cuộc sống thành giáo lý. Một người con Phật kinh doanh nếu biết tin vào luật nhân quả, người đó sẽ biết được mình nên làm gì và không nên làm gì.

Ngày nay, xã hội có luật pháp chế tài. Đó cũng là một điển hình của luật nhân quả. Người kinh doanh làm ăn phi pháp ắt sẽ nhận lãnh hậu quả.

Đã có phước báu làm người, thì nên đi trên những con đường lành và làm những điều chính. Đó mới là nền tảng để tạo dựng và giữ gìn của cải được lâu bền. Muốn giàu có, trước hết phải thiện lương. Nhân quả 3 đời, không đến kiếp này thì kiếp khác, lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt là vậy.

Đức Phật không đả phá các hình thức kinh doanh, Người cũng không ngăn cản sự phát triển của xã hội. Đạo đức kinh doanh đã được Người chuyển tải cho hàng nghìn hàng vạn cư sĩ Phật tử. Người dạy chúng sanh biết sống thiểu dục tri túc, làm ăn lương tiện, có như vậy tinh thần mới thành thơi, sáng mắt, sáng lòng, tạo dựng được cuộc sống ấm no và xã hội bền vững.

Các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh theo lời Phật dạy

Các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh theo lời Phật dạy tập trung vào việc thực hiện đạo đức và lòng từ bi trong môi trường kinh doanh. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản:

  • Từ bi và lòng khoan dung: Nguyên tắc từ bi (karuṇā) và lòng khoan dung (mettā) là quan trọng trong kinh doanh theo lời Phật dạy. Điều này bao gồm việc thể hiện lòng từ bi và lòng khoan dung đối với khách hàng, đồng nghiệp, và nhân viên. Hãy thấu hiểu và hỗ trợ họ trong mọi tình huống.
  • Lối sống đạo đức: Đạo đức là một yếu tố quan trọng trong lời Phật dạy. Trong kinh doanh, việc thực hiện đạo đức đòi hỏi hành vi đúng đắn và tự kiểm soát. Điều này bao gồm việc thúc đẩy tính trung thực, tôn trọng, và sự rõ ràng trong quyết định kinh doanh.
  • Sự chân thành: Trong lời Phật dạy, sự chân thành (sacca) đòi hỏi lòng thành thật và sự rõ ràng. Trong kinh doanh, đây có nghĩa là thực hiện cam kết và thỏa thuận một cách chân thành. Điều này xây dựng sự tin tưởng và uy tín trong mối quan hệ kinh doanh.
  • Tránh gây hại và tạo giá trị: Tránh gây hại (ahimsa) là một nguyên tắc quan trọng trong lời Phật dạy. Trong kinh doanh, nó đòi hỏi bạn hành động một cách đạo đức và tránh gây hại cho khách hàng, đồng nghiệp, và môi trường. Thay vào đó, tạo giá trị cho tất cả mọi người.
  • Tập trung vào sự thấu hiểu và thỏa thuận: Nguyên tắc này đòi hỏi bạn thấu hiểu người khác, lắng nghe họ và thỏa thuận trong quyết định kinh doanh. Thay vì áp đặt ý kiến hoặc lợi ích của mình, hãy cố gắng đạt được sự đồng thuận và hài lòng của tất cả các bên liên quan.
  • Tôn trọng sự độc lập và tự do: Lời Phật dạy khuyến khích tôn trọng sự độc lập và tự do của mọi người. Trong kinh doanh, đây có nghĩa là bạn cần tôn trọng quyền tự quyết định và lựa chọn của khách hàng và đối tác. Không nên áp đặt hay kiểm soát họ.
  • Kiên nhẫn và lòng kiên trì: Nguyên tắc kiên nhẫn (khanti) đòi hỏi kiên nhẫn và kiên trì trong kinh doanh. Thường xuyên, thành công kinh doanh đòi hỏi thời gian và cố gắng, và kiên nhẫn có thể giúp bạn vượt qua khó khăn và thách thức.
  • Làm việc từ tâm hồn: Cuối cùng, lời Phật dạy khuyến khích làm việc từ tâm hồn. Điều này đòi hỏi bạn làm việc với tâm hồn trong sáng, lòng kiên nhẫn và lòng từ bi, chứ không chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn vì sự hạnh phúc và lợi ích của tất cả mọi người.

Lời Phật dạy trong kinh doanh không chỉ tồn tại hơn 25 thế kỷ qua, nó vẫn còn mãi soi sáng chỉ đường. Nhân quả rất công bằng, làm phước thì được phước, hưởng lộc thì hết lộc. Mỗi người kinh doanh nên thấu suốt lời Phật dạy để vừa tạo phước đức cho mai sau vừa tạo được của cải vững bền trong hiện tại.

Viết một bình luận