Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Cách Ăn chay tốt cho sức khỏe và đủ chất dinh dưỡng

Ăn chay có nghĩa là không ăn thịt, cá hoặc bất cứ thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật. Nếu chỉ ăn như vậy liệu có thiếu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe không ?

[su_button url=”https://amthucdochay.com/an-chay-la-gi.html” background=”#44ef2d”]Ăn chay là gì ?[/su_button] – Xem qua bài viết này nếu chưa rõ nhé.

Các bạn cùng Ẩm Thực Đồ Chay tham khảo cách ăn chay tốt cho sức khỏe và đảm bảo chất dinh dưỡng như dưới đây nhé nhé :

Cách ăn chay tốt cho sức khỏe
Cách ăn chay tốt cho sức khỏe

Với những món ăn chay có nguyên liệu được làm từ những loại thực vật như rau cải hay các loại đậu như đậu phộng, đậu nành, cây ăn trái, rong biển… có nhiều chất dinh dưỡng, không chứa độc tố lại có tác dụng lọc sạch máu huyết giúp tuần hoàn nhanh khiến thân thể thanh thản, đầy đủ tinh lực, tăng sức chịu đựng, trí tuệ minh mẫn, do đó kéo dài được tuổi thanh xuân, da dẻ hồng hào.

Y học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh những lợi ích về sức khỏe của việc ăn chay. Ăn chay làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, loãng xương, tiểu đường và ung thư.

Tuy nhiên để có cách ăn chay tốt cho sức khỏe, người ăn chay nên chọn lựa, phối hợp thực phẩm và bổ sung các vitamin, khoáng chất một cách hợp lý để không bị thiếu các acid amin thiết yếu, vitamin B12, năng lượng, kẽm, sắt, đặc biệt là ở người ăn chay thuần túy.

Để đảm bảo dinh dưỡng này, chúng ta cần biết cách phối hợp các loại đạm thực vật theo cách sau:

  • Rau đậu và các loại hạt. Ví dụ: Cháo với mè và đậu
  • Ngũ cốc và họ rau đậu. Ví dụ: Cơm với đậu, súp đậu với bánh mì…
  • Ngũ cốc và các sãn phẫm từ sữa. Ví dụ: Bánh mì với sữa, cơm hoặc mì sợi với phô mai.
  • Rau có thể ăn với cơm, các hạt có dầu, phô mai, mầm lúa mì.

Một điều lưu ý là chất đạm trong thực vật thường có tỷ lệ hấp thu thấp hơn so với chất đạm động vật, nên người ăn chay cần tiêu thụ một số lượng nhiều hơn.

Canxi cần thiết cho sự tăng trưởng xương và răng, cho sự đông máu, truyền tín hiệu thần kinh và sự co duổi của bắp thịt, có nhiều trong sữa, bơ, phó mát, cá trích, cá hồi và xương. Người ăn chay thuần túy cần ăn nhiều loại rau có màu xanh đậm  và các loại thực phẩm có bổ sung canxi.

Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, có nhiều trong lòng đỏ trứng, dầu cá hoặc được cơ thể tạo ra khi da tiếp xúc với ánh nắng. Người ăn chay cần thực phẩm có bổ sung vitamin D hoặc tiếp xúc với ánh nắng nhiều.

Sắt là một thành phần của huyết cầu tố và các men cần cho sự chuyển hóa thực phẩm. Tránh thiếu sắt bằng cách ăn nhiều loại thực vật như đậu phụ, các loại hạt, lá rau có màu xanh đậm, vỏ khoai tây…

Vitamin B12 cần thiết cho sự cấu tạo hồng cầu và cho việc hoàn tất các chức năng của hệ thần kinh. Trong thực vật không có loại vitamin B12 nào nên người ăn chay cần ăn thêm thực phẩm bổ sung vitamin này. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng thiếu máu hồng cầu hoặc gây ảnh hưởng đến việc hoàn tất các chức năng của hệ thần kinh (có thể xảy ra ở người ăn chay thuần túy vì thức ăn thực vật không có vitamin B12). Nếu ăn chay có trứng và sữa thì ít khi bị thiếu chất này.

Kẽm cần thiết trong các men để chuyển hóa chất đạm, cho cơ quan sinh dục, cho sự miễn dịch. Thiếu kẽm có thể xảy ra ở người ăn chay thuần túy do kẽm trong thức ăn thực vật bị giảm hấp thu bởi acid phytic, oxalates, chất xơ, và đạm đậu nành. Người cao tuổi (dù có ăn chay hay không) cũng có nguy cơ thiếu kẽm. Do vậy, có thể bổ sung bằng cách uống viên kẽm, hoặc viên chứa kẽm.

Từ những cách phối hợp kể trên không những chúng ta có thể tạo ra được những món ăn ngon có nguồn gốc từ nguyên liệu chay mà còn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Viết một bình luận