Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Chùa Ngọc Hoàng – Cầu duyên, cầu con, cầu tài linh thiêng nhất Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng là ngôi chùa rất nổi tiếng tại Sài Gòn, người dân đến đây không chỉ cầu bình an mà còn cầu tài, cầu tự. Đây cũng là ngôi chùa mà cựu Tổng thống Obama đã viếng thăm hồi tháng 5 năm 2016. Đồng thời là một trong rất ít ngôi chùa của người Trung Quốc xây dựng vẫn còn nguyên vẹn nét kiến trúc độc đáo từ hơn 100 năm trước tại Việt Nam. Kiến trúc đẹp tựa như vẻ đẹp phố cổ Hội An yên bình cổ kính vậy.

Giới thiệu về chùa Ngọc Hoàng

đến chùa Ngọc Hoàng
Nữ du khách đến chùa Ngọc Hoàng cầu duyên, cầu con và cầu tài

Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?

Phước Hải Tự
hình ảnh Phước Hải Tự tại ngôi chùa linh thiêng nhất Sài Gòn

Chùa Ngọc Hoàng tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Ngôi chùa này thường được người dân gọi là Điện Ngọc Hoàng. Xưa kia người Pháp thường gọi là chùa Đa Kao. Ngôi chùa này có tên chữ là Phước Hải Tự. Nơi đây nổi tiếng linh thiêng tại Sài Gòn, người dân đến đây thường cầu tài, cầu bình an, cầu tự. Vào ngày rằm, mùng một, ngày lễ chùa rất đông người dân đến chiêm bái. Không chỉ là người Việt Nam mà còn có cả khách nước ngoài.

Lịch sử chùa

Nước Non Nghìn Dặm:
Nước Non Nghìn Dặm: “Chùa” Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng bởi một người Trung Quốc tên Lưu Minh, pháp danh là Lưu Đạo Nguyên. Thuở sơ khai, ngôi chùa chỉ là điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế được xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Theo một số tài liệu ghi chép lại, Lưu Minh là người ăn chay ròng, giữ đạo Minh Sư muốn lật đổ nhà Mãn Thanh nên xuất tiền tạo lập chùa với mong muốn vừa thờ phụng vừa làm nơi hội kín.

Năm 1982 điện thờ được giao cho Hòa thượng Thích Vĩnh Khương tiếp quản, kể từ đó chùa thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam cai quản, chịu trách nhiệm. Năm 1984 điện được đổi tên thành Phước Hải Tự.

Kiến trúc chùa

kiến trúc chùa Ngọc Hoàng nhìn từ trên cao
kiến trúc chùa Ngọc Hoàng nhìn từ trên cao

Chùa Ngọc Hoàng có khuôn viên rộng khoảng 2.300 m2. Chùa do người Trung Quốc xây dựng nên nó mang phong cách kiến trúc của người Hoa với mô típ trang trí rực rỡ. Toàn bộ chùa được xây dựng bằng gạch, mái chùa được lợp bằng ngói âm dương, góc mái được trang trí bằng nhiều tượng gốm màu, bờ nóc cũng được trang trí kỳ công.

Điều đặc biệt của ngôi chùa này đó là trong chùa có rất nhiều tác phẩm  nghệ thuật như: tượng thờ, tranh thờ, liễn đối, bao lam, hương án đều được làm bằng các chất liệu xưa cũ như giấy bồi, gốm, gỗ có giá trị nghệ thuật và lịch sử cao. Đây là ngôi chùa duy nhất ở Việt Nam vẫn còn giữ được những bức tượng cổ bằng giấy bồi thể hiện các cuộc họp mặt của các vị thần thánh về chầu Ngọc Hoàng Thượng Đế.

Kết cấu của ngôi chùa cũng khá đơn giản. Chùa gồm ba tòa: Tiền điện, Trung điện, Chánh điện. Cổng tam quan được trạm trổ những đường nét uốn lượn hình sóng nước của hai con rồng trong tư tế tranh châu. Phía trước khuôn viên chùa có một ngôi miếu nhỏ đặt tượng Hộ pháp. Chính điện là ban thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Huyền Thiên Bắc Đế cùng các thiên binh, thiên tướng.

Ngoài ra trong chính điện còn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát cùng một số tượng thần linh trong tín ngưỡng của người Trung Quốc như: thần Môn Quan (thần giữ cửa), Thiên Lôi, thần Táo Quân (thần lò bếp), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Lã Tổ (thần văn chương), thần Hà Bá (thần sông nước), Văn Xương, Thái Tuế (sao giải hạn), Nữ Oa Thánh Mẫu, Lỗ Ban (thầy dạy nghề), 12 bà mụ, 13 đức thầy. Toàn bộ các pho tượng đều được điêu khắc bằng gỗ tinh xảo, kỳ công, là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có giá trị nghệ thuật cao.

Đi chùa ngọc Hoàng cầu gì ?

Không phải ngẫu nhiên chùa Ngọc Hoàng luôn nô nức người dân Sài Gòn và khách thập phương đến bái tế. Nơi đây nổi tiếng là cầu tự thiêng, những ai mong muốn có cầu con đều về đây khấn cầu thậm chí những ai đang mang bầu cũng đến đây thắp nén nhang với mong muốn con cái mình được bình an, mạnh khỏe.

1. Cầu con

Chen lấn trong ngôi chùa cổ ở Sài Gòn để rót dầu cầu con cái
Chen lấn trong ngôi chùa cổ ở Sài Gòn để rót dầu cầu con cái

Cầu con ở đâu ?

Để cầu được con, các cặp vợ chồng sẽ làm lễ trước Kim Hoa thánh mẫu và 12 bà mụ. Địa điểm nằm phía bên trái chánh điện.

Cách cầu con

Để tiến hành khấn nguyện cầu con, ở chùa Ngọc Hoàng các cặp vợ chồng hay mua nhang đèn, hoa và trái cây dâng lên cúng Thánh Mẫu và 12 bà Mụ.

Cách hành hương cầu con cũng khá đặc biệt, nếu có mong muốn đi chùa cầu con trai thì sau khi khấn nguyện xong sẽ treo vòng chỉ vào tượng bên phải. Nếu cầu con gái thì treo vòng chỉ vào tượng bên trái. Sau đó xoa vào bụng bà mụ ba cái, xoa vào bụng mình ba cái. Tiếp tục xoa vào bụng đứa con nít dưới chân bà mụ ba cái rồi xoa vào bụng mình ba cái nữa.

Ngoài khấn ra còn có cách cầu con đặc biệt. Đó là phải phóng sinh một cặp rùa có ghi tên tuổi của vợ chồng. Nếu cặp rùa mang thai tức là lời thỉnh cầu càng linh nghiệm.

Chính vì vậy mà chùa Ngọc Hoàng có một khu vực dành riêng cho rùa sinh sống, nơi đây có cả những cụ rùa trên dưới 100 tuổi.

2. Cầu Duyên

đi chùa Ngọc Hoàng câu duyên
khách thập phương đổ về chùa Ngọc Hoàng để cầu duyên

Ngoài là nơi cầu con của cặp vợ chồng hiếm muộn hay cầu bình an cho thai phụ. Thì các thanh niên, phụ nữ gặp vấn đề trong chuyện tình cảm cũng đổ về cầu duyên.

Cầu duyên ở đâu?

Du khách thập phương có thể cầu duyên ở tượng ông Tơ bà Nguyệt ( bên cạnh không gian thờ Thánh Mẫu và 12 Mụ Bà ).

Cách cầu duyên

Cách cầu duyên ở chùa cũng tương tự như việc cầu con. Khách thấp hương và khấn tên mình, sau đó đến tên “người trong mộng” để ông Tơ, bà Nguyệt se duyên.

Tiếng đồn về sự linh tiêng trong việc cầu tình duyên tại nơi đây cũng không hề kém gì so với việc cầu con vì thế mà lúc nào chùa cũng đông nghẹt người.

Chuyện cầu duyên, cầu con ở ngôi chùa được xem là linh thiêng nhất Sài Gòn này diễn ra hằng ngày.

3. Cầu Tài

Tháng giêng ngày tết khách đổ xô đến chùa Ngọc Hoàng
Tháng giêng ngày tết khách đổ xô đến chùa Ngọc Hoàng cầu tài

Chùa Ngọc Hoàng khá đặc biệt, rất ít ngôi chùa Việt Nam có được đó chính là danh sách con vật cúng tế tùy vào mong muốn của gia chủ. Cụ thể như sau:

  • Thả cá chép vàng, cá chép đỏ để cầu làm ăn, tài lộc.
  • Thả cá trê để cầu sức khỏe, giải hạn.
  • Thả cá rô bí, baba để phóng sinh theo tuổi hạn.
  • Thả chim để cầu siêu cho người đã khuất.

Đó cũng là lý do vì sao ngôi chùa này luôn tấp nập khách đến hành hương.

4. Đi chùa cầu mẹ tròn con vuông

chùa Ngọc Hoàng cầu tài
chùa Ngọc Hoàng cầu tài ăn nên làm ra

Những người có người thân mang bầu cũng sẽ đến đây thắp nhang cầu cho mẹ tròn con vuông với mong muốn đứa trẻ ra đời được bình an, may mắn, hạnh phúc.

Thời điểm thích hợp đến chùa Ngọc Hoàng

Thời điểm đến chùa Ngọc Hoàng thắp nhang thích hợp nhất đó là mồng một, rằm đặc biệt là rằm tháng Giêng, ngày vía Ngọc Hoàng mùng 9 tháng Giêng và ngày vía Thần Tài. Đây đều là những thời điểm chùa đông nghẹt người bởi ngôi chùa này nổi tiếng cầu tài linh thiêng tại Sài Gòn. Nếu bạn đến thắp nhang vào thời điểm này thì bạn nên đi thật sớm hoặc thật muộn (chùa mở cửa đến 22h) để tránh phải xếp hàng, chờ đợi đến lượt quá lâu.

đến thăm chùa vao ban đêm rất đẹp
đến thăm chùa vao ban đêm rất đẹp

Nếu bạn đến thắp nhang tại đây đừng quên mua một chai dầu ăn ở cổng chùa để châm dầu ăn vào đèn. Đây là phong tục cổ truyền của người Hoa. Theo họ việc châm dầu ăn vào đèn mang ý nghĩa tiếp thêm sự suôn sẻ trong mọi điều như tuổi thọ, công việc, sức khỏe, làm ăn. Vừa châm dầu vào đèn vừa nói tên và điều mình mong muốn. Đây là nghi lễ quan trọng nhất khi đến đây thắp nhang đặc biệt là trong ngày vía Ngọc Hoàng.

Sau khi thắp nhang, bạn sẽ được lộc mang về như đồ cúng, hoa và đặc biệt là giấy đỏ biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng của người Hoa. Ngoài ra, bạn có thể xin số, cúng sao giải hạn, xin bùa hộ mệnh sau khi thắp hương xong để nhận được sự che chở, phù hộ của các vị thần.

Nếu bạn muốn tìm sự yên bình, thanh tĩnh nơi cửa Phật thì bạn nên đến đây vào ngày thường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngôi chùa cổ này. Đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất Sài Gòn.

Chùa Ngọc Hoàng giờ mở cửa thế nào?

khách ngoại quốc cũng ghé thăm chùa
khách ngoại quốc cũng ghé thăm chùa vào giờ cao điểm

Buổi sáng thời gian viếng chùa tốt nhất là từ 7h30. Cuối tuần có thể đến sớm hơn 30 phút. Vì ngôi chùa này nổi tiếng bậc nhất thành phố Hồ Chí Minh, thậm chí cả Việt Nam. Cho nên cuối tuần lượng du khách đổ về cũng rất đông. Làm việc viếng chùa và cầu tự, cầu tài, cầu duyên.v.v cũng sẽ mất thời gian hơn bình thường. Nếu bạn đã nghiên cứu kĩ cách cầu thì nên đến sớm để có thời gian thong thả cúng và khấn cho đúng cách.

Chùa ngọc Hoàng mấy giờ đóng cửa?

Giờ đóng cửa của chùa Ngọc Hoàng
Giờ đóng cửa của chùa Ngọc Hoàng là mấy giờ ?

Thông thường, giờ đóng cửa của các chùa ở Việt Nàm là trước 22h đêm. Vì thường các sư thầy, tăng lữ cũng cần thời gian nghỉ ngơi. Chùa Ngọc Hoàng đặc biệt hơn khi vẫn phục vụ đến hết khách viếng chùa mới đóng cửa. Tuy nhiên, đó là việc không nên làm. Nên thu xếp đến sớm còn hơn viếng muộn nhé các bạn.

Cách di chuyển đến Chùa Ngọc Hoàng

Đến chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn linh thiêng cầu duyên, cầu tự
Đến chùa Ngọc Hoàng Sài Gòn linh thiêng cầu duyên, cầu tự

Chùa Ngọc Hoàng nằm ngay mặt đường, trung tâm quận 1 nên việc di chuyển đến đây khá dễ dàng, giao thông thuận lợi. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng ô tô, xe máy. Tuy nhiên, vào những dịp lễ đặc biệt là vía Ngọc Hoàng, vía Thần Tài thì bạn nên di chuyển bằng xe máy để không phải vất vả tìm chỗ đậu xe và việc di chuyển được dễ dàng hơn, tắc đường thường xuyên xảy ra trong những dịp lễ này.

Chùa Ngọc Hoàng, ngôi chùa linh thiêng nhất nhì Sài thành
Chùa Ngọc Hoàng, ngôi chùa linh thiêng nhất nhì Sài thành

Chùa Ngọc Hoàng là địa điểm tâm linh nổi tiếng tại Sài Gòn và khá linh thiêng. Không phải ngẫu nhiên mà cựu Tổng thống Obama lựa nơi đây là địa điểm viếng thăm trong lần tới thăm Việt Nam hiếm hoi của mình. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngôi chùa cổ này. Ngoài ra bạn có thểm tham khao thêm các ngôi chùa linh thiêng ở Đà Nẵng nếu có dịp du lịch nơi đây nha./

Viết một bình luận