Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

8 điều cần biết trước khi du lịch chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử là cái tên không thể không nhắc đến trong hệ thống chùa chiền của Việt Nam, ngôi chùa này không chỉ thu hút du khách trong nước mà còn là du khách quốc tế. Người ta rỉ tai nhau rằng nếu đi chùa Yên Tử ba năm liên tiếp thì lời cầu nguyện sẽ trở thành hiện thực. Ngoài ra, đây còn là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, đất tổ của Phật giáo Việt Nam.

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHÙA YÊN TỬ

Chùa Yên Tử nằm ngay trục đường chính, gần đường 18A, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Đây là quần thể chùa, tháp, am, tượng, rừng cây cổ thụ, cảnh vật thiên nhiên rằm rải rác từ dốc Đỏ lên trên đỉnh núi.

Du lịch chùa Yên Tử 1 ngày cần lưu ý gì? Xem ngay! - PYS Travel

Nơi đây nổi tiếng với chùa Đồng, nằm trên đỉnh núi với độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Đây cũng là điểm hấp dẫn nhất của chùa Yên Tử được du khách nước ngoài thích thú, muốn chinh phục. Chùa Yên Tử là nơi vua Trần Nhân Tông tu hành và sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam.

2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHÙA YÊN TỬ

Quần thể chùa Yên Tử tọa lạc trên dãy núi Yên Tử, dãy núi nổi tiếng là ngoạn mục và được liệt vào danh sơn đất Việt. Từ thế kỷ thứ X, đạo sĩ Yên Kỳ Sinh đã đến ngọn núi này tu hành và đắc đạo tại đây. Tuy nhiên khi đó chưa ai biết đến chùa Yên Tử. Mãi đến cuối thế kỷ XIII, vua Trần Nhân Tông rời bỏ ngai vàng khi đang thời thịnh trị đến đây tu hành, nghiên cứu Phật pháp và lập nên Thiền phái Trúc Lâm thì ngôi chùa này mới trở nên nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi để làm nơi tu hành, truyền kinh và giảng đạo.

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử (Chùa Yên Tử) ở Quảng Ninh - Vntrip.vn

Trần Nhân Tông sau khi thành lập dòng Phật giáo riêng của Việt Nam đã lấy pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Sau khi ông tạ thế, người kế tục ông là Pháp Loa Đồng Kiên Cương và Huyền Quang Lý Đạo Tái. Trong khoảng thời gian 19 năm tu hành, Trần Nhân Tông đã cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước và hàng nghìn pho tượng có giá trị.

https://amthucdochay.com/den-tran-nam-dinh.html

3. CÁC ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TẠI CHÙA YÊN TỬ

Chùa Yên Tử khá rộng nên tùy vào thời gian hành hương mà bạn nên lựa chọn những địa điểm hành hương phù hợp với lộ trình của mình. Dưới đây là một số địa điểm hành hương tiêu biểu của chùa Yên Tử:

Những chuyện chưa biết về Chùa Đồng trên Đỉnh Thiêng Yên Tử Quảng Ninh ⋆ innotour.vn

  • Đền Trình: đây là nơi dừng chân dưới chân núi khi lên Yên Tử.
  • Cầu Giải Oan, chùa Giải Oan: cây cầu bắc qua con suối, nơi các phi tần, cung nữ đắm mình tự vẫn vì quá yêu vua, lên núi cầu xin vua trở về mà không thành. Chùa Giải Oan là nơi thờ các phi tần, cung nữ này.
  • Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử: nơi tu học của các nhà sư.
  • Tháp Huệ Quang: nơi cất giữ một phần xá lợi của vua Trần Nhân Tông.
  • Chùa Một Mái: nơi thờ Phật Quan Thế Âm Bồ Tát.
  • Chùa Hoa Yên: ngôi chùa lớn nhất khu di tích Yên Tử, là nơi khi xưa Phật Hoàng giảng đạo.
  • Chùa Bảo Sái: nơi Phật Hoàng nhập niết bàn.
  • Chùa Vân Tiêu: nơi tu luyện của các vị tăng sĩ.
  • Chùa Đồng: ngôi chùa cao nhất Việt Nam thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.
  • An Kỳ Sinh, tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông: An Kỳ Sinh là bức tượng của một vị tu sĩ đã hóa đá.

4. Cách di chuyển lên chùa Đồng

Để lên đến đỉnh chùa Đồng bạn có thể di chuyển bằng hai cách: leo bộ và cáp treo.

Nếu bạn có điều kiện sức khỏe tốt, muốn chinh phục khám phá ngọn núi hiểm trở này và chiêm ngưỡng được hết vẻ đẹp của quần thể danh thắng Yên Tử thì hãy chọn cách leo bộ. Từ bãi đỗ xe dưới chân núi để leo được lên đỉnh chùa Đồng bạn sẽ phải đi bộ hơn 6km trong điều kiện địa hình dốc, khá khó đi, bậc đá trơn trượt. Bạn sẽ mất khoảng 6-8 giờ đồng hồ để chinh phục được cung đường này.

Chùa Đồng, Yên Tử hơn 360 ngày thi công

Đối với những du khách lớn tuổi, điều kiện sức khỏe không cho phép thì hãy lựa chọn lên chùa Đồng bằng cáp treo. Mặc dù bạn không được chiêm ngưỡng thắng cảnh Yên Tử trong rừng sâu nhưng bạn cũng sẽ được ngắm nhìn cảnh núi non hùng vĩ nơi đây từ trên cao. Tuy nhiên, cáp treo sẽ chỉ đưa bạn đến tượng An Kỳ Sinh, từ đây bạn sẽ phải đi bộ khoảng 200m thì sẽ lên đến chùa Đồng.

Cáp treo Yên Tử có hai tuyến bao gồm: Một Mái – An Kỳ Sinh, Giải Oan – Hoa Yên. Giá mỗi tuyến là 150.000 đồng/chiều, 250.000 đồng/khứ hồi. Nếu bạn mua cả hai tuyến là 250.000 đồng/một chiều, 300.000 đồng/khứ hồi.

Những đối tượng như: người già trên 70 tuổi, thương binh, tăng ni, trẻ em dưới 6 tuổi cao dưới 1m2 thì sẽ được miễn phí sử dụng cáp treo.

5. Phương tiện di chuyển đến chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử nằm ngay trục đường chính, giao thông thuận lợi nên việc di chuyển từ khắp các tỉnh thành trên cả nước đến với chùa khá dễ dàng. Bạn có thể đến đây bằng xe khách, ô tô, xe buýt, xe máy. Cụ thể như sau:

Nếu bạn đi bằng xe khách thì có thể bắt các xe chạy tuyến đường đi Hạ Long, Uông Bí, Móng Cái, Cẩm Phả. Khi xe đi đến đoạn chùa Trình trên QL18 bạn xuống điểm đó rồi bắt xe buýt 16 chỗ trên QL18 của công ty Tùng Lâm là vào đến chân núi Yên Tử, khoảng 10km, giá vé 20.000 đồng/người. Hoặc bạn cũng có thể đi xe buýt vàng với giá vé 10.000 đồng.

Nếu bạn đi xe máy hoặc ô tô riêng thì có rất nhiều cung đường để bạn lựa chọn. Đi từ hướng Hà Nội đến Yên Tử, bạn có thể di chuyển đến cung đường đi Bắc Ninh, tới QL18 rồi chạy thẳng là đến đền Trình, tiếp tục rẽ trái 10km là đến Yên Tử. Nếu đi từ hướng Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng thì hãy đi tới Uông Bí, đến đoạn ngã ba giao giữa QL10 và QL18 thì rẽ trái là đến đền Trình.

Nếu bạn từ Sài Gòn, Nha Trang, Đà Nẵng, các tỉnh miền trung và miền nam xa xôi thì có thể đi máy bay đến Quảng Ninh hoặc Hà Nội rồi tiếp tục di chuyển bằng xe máy, ô tô đến Yên Tử.

6. Thời điểm thích hợp để đến chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử nổi tiếng là ngôi chùa cầu tài, cầu lộc, cầu bình an rất linh nghiệm nên mỗi khi dịp đầu xuân là người người nô nức đến đây hành hương. Thời điểm tham quan du lịch cao điểm tại đây vào khoảng mùng 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây cũng là thời điểm tổ chức lễ hội Yên Tử, thu hút du khách từ khắp mọi miền tổ quốc đến hành hương.

Nếu bạn không muốn đến chùa vào tháng Giêng vì sợ đông đúc, chen lấn thì hãy đến đây vào tháng 2, tháng 3 âm lịch. Thời gian này, lượng khách đến Yên Tử sẽ ít hơn so với tháng Giêng. Nếu bạn muốn được tận hưởng cảm giác bồng bềnh, tránh nóng thì hãy đến đây vào mùa hè, chinh phục đỉnh chùa Đồng để biết được cảm giác lạnh tê tái giữa mùa hè miền Bắc là như thế nào.

7. Đến chùa Yên Tử cần chuẩn bị lễ như thế nào?

Chùa Yên Tử là đất Phật nên khi chuẩn bị đồ lễ bạn nên chú ý. Bạn nên sắm đồ lễ chay đơn giản như: xôi, hương trầm, hoa tươi, trái cây. Lễ chay sẽ được dâng lên khu vực chính điện hay còn gọi là Phật điện, là nơi thờ Phật. Ngoài ra, trong đồ lễ tại chính điện không để tiền âm phủ, vàng mã thậm chí là tiền mặt. Nếu bạn chuẩn bị lễ mặn thì nên dâng vào khu vực chùa thờ Thánh, Đức Ông, Mẫu.

8. Các vật dụng cần chuẩn bị khi lên chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử nổi tiếng với quãng đường chinh phục chùa Đồng nằm trên đỉnh núi Yên Tử cao 1068m so với mực nước biển. Con đường lên chùa Đồng khá dốc, cao, khó đi và mất rất nhiều sức nên để không phải bỏ dở giữa chừng, bạn nên chuẩn bị những vật dụng sau:

  • Giày: bạn nên đi những đôi giày thể thao, giày leo núi để di chuyển thuận tiện nhất, ưu tiên những đôi giày thể thao có độ ma sát cao bởi những bậc thang lên núi hoàn toàn bằng đá, vừa gồ ghề, vừa trơn. Đặc biệt nói không với những đôi giày mềm, giày công sở để không bị đau chân, rách chân rồi ngao ngán bỏ dở giữa chừng.
  • Quần áo: dù bạn đến chùa Yên Tử vào mùa nào đi chăng nữa thì cũng nên mang theo một chiếc áo khoác mỏng bởi chùa nằm trên núi cao nên nhiệt độ luôn thấp hơn so với nhiệt độ dưới chân núi nhất là khi bạn chinh phục được đỉnh chùa Đồng, sương mù giăng kín bốn mùa đặc biệt là mùa mưa, mùa đông.
  • Nước và đồ ăn nhẹ: để di chuyển được lên chùa Đồng bằng đường bộ thì phải mất vài tiếng nên bạn hãy mang theo một chút đồ ăn nhẹ và vài chai nước lọc để nạp năng lượng kịp thời.
  • Gậy: đường lên chùa phải trải qua khá nhiều đoạn đường mòn khó đi và những bậc thang đá gồ ghề nên bạn hãy chuẩn bị một chiếc gậy để leo đỡ mất sức. Ngoài ra, khi xuống đường lại khá dốc nên chiếc gậy trống này sẽ giúp bạn điều khiển được tốc độ và không bị đau khớp gối.

Chùa Yên Tử là quần thể di tích, thắng cảnh tuyệt mỹ đáng để bất cứ ai chinh phục một lần trong đời. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một chuyến đi thuận lợi, thú vị

Viết một bình luận