Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Tìm hiểu khuôn viên chùa Thiên Mụ – Ngôi chùa cổ đẹp nhất xứ Huế

Chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm du lịch tâm linh rất nổi tiếng tại Huế. Không chỉ vậy, ngôi chùa cổ này đã đi vào những áng thơ văn lãng mạn, ca khúc trữ tình đậm chất Huế. Bước chân đến nơi đây bạn sẽ thấy bình yên, nhẹ nhõm, an yên, ngắm nhìn ngôi chùa soi mình bên dòng sông Hương hiền hòa thì không còn gì tuyệt vời bằng.

1. GIỚI THIỆU VỀ CHÙA THIÊN MỤ

Chùa Thiên Mụ tọa lạc trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Chùa nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây, thuộc địa phận huyện Hương Trà. Chùa được xây dựng từ năm 1601 dưới thời chúa Nguyễn Hoàng.

Chùa Thiên Mụ - Ngôi Chùa Cổ 400 Năm Tuổi Ở Xứ Huể - 123tadi: Chia sẻ kinh nghiệm du lịch

Chùa có rất nhiều tên gọi như: Thiêng Mụ, Linh Mụ, Thiên Mụ. Theo hình dạng Hán tự ghi trên bao bì tài liệu cấu tạo bằng nhiều chất liệu thì chữ Thiên có nghĩa là trời. Năm 1862 dưới thời vua Tự Đức, nhà vua sợ chữ Thiên phạm đến trời cao nên đổi Thiên Mụ thành Linh Mụ. Tuy nhiên vấn đề kiêng kị này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1862 đến năm 1869. Từ đó chùa có hai tên gọi Thiên Mụ và Linh Mụ. Ngoài ra, người Huế phát âm từ Thiên và Thiêng tựa tựa nhau nên chùa có thêm tên gọi khác là Thiêng Mụ.

2. LỊCH SỬ CHÙA THIÊN MỤ

Chùa Thiên Mụ được xây dựng dưới thời chúa Nguyễn Hoàng. Theo truyền thuyết kể lại rằng, khi ông vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa ông đã đích thân đi khảo sát địa thế ở đây để chuẩn bị mưu đồ mở mang bờ cõi, xây dựng giang sơn. Trong một lần đi dọc bờ sông Hương quan sát thì ông bắt gặp ngọn đồi nhỏ nhô lên bên bờ sông. Thế đất như một con rồng đang quay đầu nhìn lại.

Chùa Thiên Mụ - Ngôi chùa linh thiêng bên dòng sông Hương xứ Huế

Người dân địa phương kể rằng, vào ban đêm nơi đây thường xuất hiện một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi nói rằng “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, bền long mạch, giúp nước Nam hùng mạnh”. Sau khi được nghe người dân kể lại, chúa đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đồi vào năm 1601 nhìn thẳng ra sông Hương và lấy tên là chùa Thiên Mụ.

Thuở sơ khai chùa còn khá đơn sơ, chưa có các công trình kiến trúc, mỹ thuật gì đặc biệt. Năm 1665, chúa Nguyễn Phúc Tân đã cho trùng tu lại chùa nhưng quy mô kiến trúc khá nhỏ. Năm 1695, thiền sư Thạch Liêm, người Chiết Tây – Trung Quốc, thuộc phái Tào Động được chúa mời sang Việt Nam lập đại giới đàn. Ông đã được chúa Nguyễn Phúc Chu mời làm trụ trì.

Chùa Thiên Mụ: Review kinh nghiệm khám phá nét đẹp linh thiêng ở xứ Huế ©️ Phuot.org

Tháng 7 năm 1696 ông đã truyền giới Bồ tát cho chúa Nguyễn Phúc Chu, ban đạo hiệu Thiên Túng Đạo nhân, nối pháp đời thứ 30 của phái tào Động chánh tông trước khi ông trở về nước. Năm 1710, chúa cho đúc quả đại hồng chung nặng 3.285 cân treo tại chùa. Đây là tác phẩm mỹ thuật vô cùng quý giá, được các chuyên gia mỹ thuật đánh giá cao.

Năm 1714 chúa Nguyễn Phúc Chu cho xây dựng thêm nhiều công trình tráng lệ, trùng tu chùa với quy mô lớn như: cổng Tam quan, điện Ngọc Hoàng, điện Thiên Vương, điện Thập Vương, lầu Tàng kinh, nhà thuyết pháp, lầu trống, lầu chuông, nhà thiền, nhà Vân Thủy, điện Đại Bi, điện Dược sư, tăng phòng. Ngoài ra, chúa còn cho mở an cư kiết hạ trong vườn Tỳ Da suốt ba tháng, đồng thời cho người sang Trung Quốc thỉnh Luận Đại thừa, Tam Tạng kinh luật hơn ngàn bộ đem về lưu giữ tại chùa.

Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây dựng tháp Từ Nhân cao bảy tầng bằng gạch, mỗi tầng thờ một pho tượng Phật. Trước tháp, nhà vua cho xây dựng đình Hương Nguyện rộng ba gian, sườn làm bằng gỗ chạm khắc tinh tế, hai bên đình dựng hai nhà bia ghi lại kiến trúc đình Hương Nguyên, tháp Từ Nhân và nhiều bài thơ của nhà vua.

Năm 1904 cơn bão lớn đổ bộ làm chùa bị hư hỏng nặng, vua Thành Thái đã cho người trùng tu lại chùa. Cho đến ngày nay, nhờ công của trụ trì Thích Đôn Hậu cùng nhiều tăng, ni, phật tử, du khách thập phương đã dựng lại được chùa Thiên Mụ. Mặc dù chùa có quy mô nhỏ hơn so với trước kia nhưng nó vẫn là ngôi chùa đẹp nổi tiếng tại Huế.

3. KIẾN TRÚC CHÙA THIÊN MỤ

Chùa Thiên Mụ từng là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong với nhiều công trình có kiến trúc độc đáo. Mặc dù chùa Thiên Mụ hiện tại có quy mô không hoành tráng, rộng lớn như xưa nhưng nó vẫn được các nhà nghiên cứu đánh giá cao về mặt kiến trúc. Chùa bao gồm: điện Đại Hùng, Điện Địa Tạng, điện Quan Âm, tháp Phước Duyên, đình Hương Nguyên, Tam Quan, lầu Lục giác, tứ giác.

Chùa Thiên Mụ - Ngôi chùa linh thiêng bên dòng sông Hương xứ Huế

– Điện Đại Hùng

Điện Đại Hùng là ngôi chính điện trong chùa với lối kiến trúc Trùng thiên điệp ốc. Mặc dù đây không phải là điện cổ trước kia nhưng nó được phục chế tương đối giống so với thuở sơ khai. Toàn bộ kèo, bệ, lăng đều được xây bằng bê tông, bên ngoài được sơn lớp sơn giả gỗ. Bên trong điện thờ phật Di Lặc, bên trê điện có treo bức hoành phi đề bốn chữ “Linh Thửu Cao Phong” do chúa Nguyễn Phúc Chu ngự đề. Trong điện còn treo một chiếc khánh bằng đồng khá lớn có trạm khắc hình nhật nguyệt, tinh tú và khắc tên vị quan người Quảng Trị tên Trần Đình Ân thuê người đúc

Chùa Thiên Mụ nét kiến trúc đặc sắc cố đô Huế - PHẠM THẮNG.

Bên trong điện còn thờ Tam Thế Phật nằm ở chính giữa, hai bên là Phổ Hiền và Văn Thù Bồ Tát. Đi dọc bên hông của điện ra sau vườn là nhà trưng bày chiếc xe của hòa thượng Thích Quảng Đức – người đã tự thiêu để phản đối chế độ đàn áp Phật giáo năm 1963. Tiếp đến phía sau là một tháp của hòa thượng Thích Đôn Hậu –  trụ trì của chùa.

– Điện Địa Tạng

Điện Địa Tạng nằm ở phía sau lưng điện Đại Hùng, nằm lọt bên trong dấu vết cũ của điện Di Lặc. Khi xưa, nơi đây dùng để thờ Quan Công. Đây là dấu vết văn hóa còn sót lại cho đến ngày nay cho thấy sự ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo Trung Quốc đối với người dân xứ Huế. Ở các chùa lớn tại Huế bạn sẽ bắt gặp các gian điện thờ Quan Công. Theo truyền thuyết của người Trung Quốc, Quan Công hiển thánh biết được việc âm dương, tốt xấu trong tương lai nên mặc dù chùa là nơi thờ Phật nhưng vẫn có điện thờ Quan Công.

– Tháp Phước Duyên

Tháp Phước Duyên là biểu tượng của chùa Thiên Mụ, nó còn được gọi là Phước Duyên Bửu Tháp. Ngọn tháp này cao 21m, có 7 tầng và được xây hình bát giác, dưới lớn trên nhỏ. Bậc thang của tháp được xây theo lối kiến trúc bậc thang cuốn từ dưới lên trên. Riêng tầng thứ 6 và 7 phải dùng thang di động bằng gỗ, cửa có chìa khóa đặc biệt bởi xưa kia tại tầng cao nhất có thờ tượng Phật bằng vàng.

Mỗi tầng của tháp đều có đặt tượng phật khác nhau. Tầng 1 thờ Phật Qúa Khứ Tỳ Bà Thi. Tầng 2 thờ Phật Thi Khí. Tầng 3 thờ Phật Tỳ Xá Phù. Tầng 4 thờ Phật Câu Lưu Tôn. Tầng 5 thờ Phật Câu Na Hàm, tầng 6 thờ Phật Ca Diếp. Tầng 7 thờ Thích Ca Mâu Ni, Tây Phương Cực Lạc Pháp Vương, tôn giả Ca Diếp và A Nan.

– Đình Hương Nguyên

Đình Hương Nguyên được xây dựng dưới thời vua Thiệu Trị và là công trình bằng gỗ vô cùng đặc biệt. Hiện nay chỉ giữ lại được bộ sườn. Ngôi đình này được xây dựng trước mặt tháp Phước Duyên. Ngôi đình cũ đã bị cơn bão năm 1904 tàn phá nên nhân dân cho dựng lại đình tại nền điện Di Lặc xưa để thờ Đức Địa Tạng.

Đình được thiết kế vô cùng độc đáo, nguyễn mẫu một ngôi nhà tứ giác của 150 năm trước. Khi đứng trong đình, ngước nhìn lên bạn sẽ thấy rõ nét hình bát quái ở nóc được xây dựng khéo léo. Trên đó có đề một số câu thơ chữ Hán, khảm nổi trên pano dùng để trang trí ở các liên ba.

https://amthucdochay.com/den-do.html

– Cổng Tam Quan

Cổng Tam Quan là cổng chính của chùa Thiên Mụ. Cổng được thiết kế có hai tầng, tám mái, tường được xây bằng gạch, sàn và dàn trò được làm bằng gỗ. Cổng Tam Quan có ba lối đi, mỗi lối có cửa ván hai cánh làm bằng gỗ, có bó đai và đinh đồng. Hai bên lối đi của cổng Tam Quan có tượng Hộ Pháp trấn giữ.

– Lầu Lục giác, Tứ giác

Lầu Lục giác và Tứ giác của chùa Thiên Mụ là nơi cất giữ những văn vật gốc như: bia đá và rùa đội bia thời chúa Nguyễn Phúc Chu, Đại Hồng Chung cùng thời, bia đá khắc bia kỷ của vua Thiệu Trị. Hai lầu này được xây dựng bằng gạch. Lầu Lục giác phía Đông còn có một số họa tiết trang trí và các bức họa cổ diệm.

Chùa Thiên Mụ xứng đáng là điểm đến không thể bỏ qua khi đặt chân đến với Huế mộng mơ. Còn gì tuyệt vời hơn khi hoàng hôn buông xuống ngắm nhìn chùa Thiên Mụ in bóng lên dòng sông Hương, lắng nghe tiếng chuông chùa. Bạn sẽ thấy mọi thứ yên bình, nhẹ nhàng, thư thái đến khó tả.

Viết một bình luận