Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Sự tích về đền Bà Chúa Kho nô nức người vay kẻ trả suốt năm

Đền Bà Chúa Kho tại Bắc Ninh là điểm đến hàng đầu của những ai đang làm kinh doanh, buôn bán. Vào những dịp đầu năm và cuối năm, nơi đây nô nức người vay, kẻ trả đến đền hành hương mong cho việc làm ăn được thuận lợi, tiền vô như nước.

1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀN BÀ CHÚA KHO

Đền Bà Chúa Kho tọa lạc trên lưng chừng núi Kho, tại Cô Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Nơi đây thờ người phụ nữ có công tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trôm nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt. Bà còn là người chiêu dân lập ấp ở vùng Quả Cảm, Cô Mễ, Thượng Đồng giúp người dân khai khẩn đất đai nông nghiệp.

Đền Bà Chúa Kho -

Nơi đây được mệnh danh là “kho vàng mã” của cả nước, vào những dịp đầu năm người người đổ về đền Bà Chúa Kho để cầu an, cầu tài, cầu lộc đặc biệt là những người làm ăn buôn bán về đây để “vay vốn”, mong một năm tiền vào như nước, làm ăn phát đạt. Sở dĩ người dân đổ về đây vay vốn bắt nguồn từ huyền tích xưa và sự tồn tại của ngôi đền vô cùng vững chãi qua các cuộc kháng chiến ác liệt.

2. SỰ TÍCH BÀ CHÚA KHO

Cho đến nay, không ai biết rõ Bà Chúa Kho tên thật là gì. Tương truyền, tại làng Quả Cảm, Bắc Ninh có một người con gái nhan sắc tuyệt trần, mặc dù xuất thân từ một vùng nông thôn nghèo, gia đình khó khăn nhưng bà rất đa trí, đa tài, cầm kỳ thi họa đều giỏi. Bà lọt vào mắt xanh của vua Lý và trở thành vợ của vua.

Bà Chúa Kho là ai mà cứ dịp xuân về ai cũng chi rất nhiều tiền để dâng lễ?

Sau khi trở thành vợ của vua, bà thấy đất đai quê mình rất rộng mà không ai khai hoang, sản xuất nên bà đã xin nhà vua được trở về làng để chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang, tăng gia sản xuất. Từ đó làng Quả Cảm trở nên đông đúc hơn, bà con sản xuất hăng say, lương thức dồi dào, đầy kho.

Ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Tỵ, quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống Tống diễn ra rất gay go, ác liệt. Vua Lý Thường Kiệt đã lựa chọn làng Cổ Mễ, Cầu Gạo, núi Kho là căn cứ để đặt kho tích trữ lương thực, phục vụ cho cuộc kháng chiến. Ngoài ra, đây cũng là những vị trí chiến lược, kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long.

Nhận biết được tầm quan trọng của vị trí chiến lược này, bà chúa Kho đã tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực và trông nom kho tàng quốc gia phục vụ cho cuộc chiến tại sông Như Nguyệt. Tương truyền, bà còn cho người đào đường hầm tại ngọn núi Kho, cửa hầm nằm ở phía sông Như Nguyệt rất khó phát hiện. Đường hầm có kết cấu hình mái vòm, chỗ cao nhất của đường hầm lên đến 2m. Đây được coi là bến cảng tập kết, điều chuyển binh lực, vật lực đi các nơi và cũng là điểm quân sự lợi hại.

Đường hầm này dễ thủ nhưng khó công nên khi đêm xuống, quân đội nhà Lý có thể bí mật tập kích quân địch đang đóng ở bên kia bờ sông Như Nguyệt rồi xuôi dòng rút lên thành Thị Cầu rất dễ dàng. Trong khi phát lương cứu đỡ dân làng, bà bị giặc sát hại. Để biết ơn những công lao của bà, nhà vua đã phong bà là Phúc Thần, người dân thương tiếc bà nên đã lập đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở núi Kho và gọi bà là Bà Chúa Kho.

3. THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐẾN ĐỀN BÀ CHÚA KHO

Đền Bà Chúa Kho luôn đông đúc, nhộn nhịp vào những ngày mồng một, rằm, những tháng đầu năm và cuối năm. Vào những ngày này người dân đến đây để cầu an, cầu lộc, cầu tài, cầu sức khỏe. Bạn đừng lấy ngạc nhiên khi bắt gặp những người đến chùa đa phần là dân kinh doanh, buôn bán.

Du xuân đền Bà Chúa Kho và những nghi thức cần biết

Người dân cho rằng bà Chúa Kho là người chuyên cai quản kho nên họ thành tâm đến đây thắp nhang mong bà phù hộ cho kho của họ luôn đầy ắp đồng ngân đồng xuyến. Vì vậy mà ở đây có một phong tục không biết đã tồn tại từ bao giờ đó là đến đền đầu năm để “vay” bà Chúa Kho và đến đền cuối năm để “trả” lại bà dù làm ăn thuận lợi hay không nhưng đã lên đền vay thì nhất định phải trả, nếu không việc làm ăn sẽ lụi bại. Người này rỉ tai người kia, cứ như vậy người ta tin rằng đây là điều rất linh nghiệm nên không ai dám làm trái.

Nếu bạn là người làm ăn kinh doanh thì hãy đến đền vào dịp đầu năm, nhất là sau thời khắc giao thừa. Thời điểm này rất đông người dân xa gần đến đây làm lễ nên bạn cần chuẩn bị sẵn đồ lễ từ nhà, không nên chuẩn bị quá cầu kỳ để tránh di chuyển được dễ dàng hơn.

Ngoài ra, bạn có thể đến đền vào ngày lễ hội đền Bà Chúa Kho, diễn ra vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

https://amthucdochay.com/den-ngoc-son-ha-noi.html

4. Nghi lễ vay vốn Bà Chúa Kho

Nghi lễ vay vốn Bà Chúa Kho mang tính chất tâm linh, người lễ phải thật thành tâm và giữ đúng lời hứa của mình, có như vậy việc làm ăn mới có thể thuận lợi. Nghi lễ vay vốn khá đơn giản, người vay chỉ cần ghi trong lá sớ một số nội dung như: vay bao nhiêu, vay để làm gì, thời gian trả lễ là bao lâu 91 năm, 2 năm, 5 năm). Dù làm ăn thuận lợi hay không nhưng khi đã vay thì phải trả như đúng thời gian ghi trong sớ.

Lễ đền Bà Chúa Kho - Điểm đến - Tổng cục Du lịch

Ngoài sớ, khi đến đền Bà Chúa Kho, bạn có thể chuẩn bị đồ lễ như sau:

  • Đối với lễ chay, bạn cần chuẩn bị oản, trà, hoa quả, hương để dâng lên ban Thánh Mẫu.
  • Đối với lễ mặn, bạn cần chuẩn bị thịt lợn, thịt gà hoặc đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả.
  • Đối với lễ đồ sống, bạn cần hết sức lưu ý không để đồ lễ sống như muối, gạo, trứng tại ban Ngũ Hổ, Thanh Xà, Bạch Xà mà phải đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.
  • Đối với đồ lễ Sơn Trang, bạn cần chuẩn bị những đặc sản chay, xôi chè. Không dùng ốc, lươn, chanh, ớt, cua.
  • Đối với đồ lễ ban thờ Cô, thờ Cậu, bạn nên chuẩn bị hoa, quả, gương, lược, oản.
  • Đối với đồ lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền, bạn nên dùng đồ chay để tế lễ.

LƯU Ý: bạn không nên chuẩn bị quá nhiều tiền vàng mã. Nhiều người cho rằng, trần sao âm vậy đốt càng nhiều vàng mã thì năm đó làm ăn càng được nhiều nên người đi lễ ai cũng đội mâm lễ tiền vàng cao ngất ngưởng rất phản cảm. Chính bởi vậy mà hai lò đốt vàng mã tại đây luôn hoạt động hết công suất, tỏa sức nóng rất khó chịu khiến không khí đông đúc vốn ngột ngạt nay càng bí bách, khó chịu. Từ đó xuất hiện dịch vụ hóa vàng mã thuê. Đi lễ ở cái tâm là chính nên bạn hãy chuẩn bị đồ lễ gọn nhẹ, đơn giản.

5. Trang phục khi đi lễ

Đền bà Chúa Kho mặc dù không phải là ngôi đền thờ Phật nhưng bạn nên ăn mặc lịch sự, kín đáo, giản dị, nhã nhặn khi đến đền. Không nên mặc váy, áo hai dây, sát nách, hở hang, quần soóc. Người đến đền rất đông nên bạn hãy tránh mặc những loại quần áo nhiều dây dợ, nhiều tà, nhiều chi tiết rườm rà bởi nó sẽ gây vướng víu trong khi di chuyển và rất dễ vướng vào hương khiến quần áo bị hư hỏng thậm chí là bị cháy.

Những điều cần biết về sắm lễ đền Bà Chúa Kho cho đầy đủ

Đền ở lưng chừng núi nên bạn hãy lựa chọn những đôi giày thể thao, dép bệt để tránh bị đau chân hoặc mất tiền oan thuê dép bên ngoài gây mất thẩm mỹ và tốn thời gian.

Đền Bà Chúa Kho là một trong những địa điểm tâm linh thu hút khách hành hương mỗi dịp xuân về lớn nhất cả nước. Đây là điểm tham quan tâm linh không thể bỏ qua khi đến Bắc Ninh, nếu đã đặt chân đến vùng đất Kinh Bắc thì đừng nên bỏ lỡ cơ hội rảo bước đến đền thắp nhang. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có một chuyến đi thuận lợi.

Viết một bình luận