Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Cách thờ cúng ông Cóc trên bàn thờ Thần tài chuẩn nhất

Từ trước đến nay, trên bàn thờ Thần tài Thổ địa nhất định phải có tượng Cóc 3 chân. Bởi trong phong thủy, ông Cóc 3 chân có nhiệm vụ giữ tiền. Thờ cúng ông Cóc trên bàn thờ Thần tài nhằm cầu mong chuyện làm ăn ngày càng thuận thành, tiền vào mà không ra. Thế cách thờ cúng ông Cóc 3 chân (Thiềm thừ) thế nào mới đúng? Cách khai quang điểm nhãn tượng ông Cóc ra sao? Cùng ngày âm lịch tìm hiểu nhé.

Ý nghĩa ông Cóc trên bàn thờ Thần tài

Ông cóc có ý nghĩa gì trên bàn thờ thần tài ?
Ông cóc có ý nghĩa gì trên bàn thờ thần tài ?

Trong phong tục thờ cúng của người Việt, chúng ta không thể quên cách thờ cúng ông Cóc 3 chân trên bàn thờ Thần tài. Mục đích thờ cúng ông Cóc nhằm hướng đến những điều tốt lành trong cuộc sống. Mong sao vận khí luôn ở bên mình, tiền của một ngày nhiều, tiền vào nhưng không ra.

Bởi thế chúng ta thường thấy tượng ông Cóc đặt trên bàn thờ Thần tài ở không gian chính ngôi nhà hoặc ở trước cửa hàng kinh doanh. Ông cóc ngậm tiền vàng sẽ bảo vệ mọi việc làm ăn được suôn sẻ. Song tránh được một số rủi ro, nguy hiểm đang đe họa gia chủ.

Nếu gia chủ không thờ thần tài nhưng muốn trưng bày tượng ông Cóc 3 chân. Nhiều người chọn mua tượng ông Cóc rồi đặt ở bàn làm việc, két sắt… Điều này sẽ mang lại vận khí tốt lành trong cuộc sống, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn trong sự nghiệp lẫn tình duyên gia đạo.

Mặc khác, cách thờ cúng ông Cóc 3 chân còn mang ý nghĩa xua đuổi tà ma. Ngăn chặn nguồn tà khí nguy hiểm, đe dọa tính mạng các thành viên trong gia đình. Cùng hướng đến cuộc sống êm ấm và viên mãn hạnh phúc.

Ông Cóc đặt bên nào?

Cách đặt ông cóc trên bàn thờ thần tài
Cách đặt ông cóc trên bàn thờ thần tài

Tùy theo quan điểm của mỗi người mà việc chọn vị trí đẹp đặt tượng ông Cóc có sự khác biệt. Có người đặt tượng Thiềm thừ trên bàn thờ Thần tài Thổ địa, có người đặt trên bàn làm việc hoặc đặt trên tủ két sắt,…

Với bàn thờ Thần tài thì tượng ông Cóc đặt ở 2 góc trước cửa bàn thờ. Hướng tượng ông Cóc luôn hướng vào trong nhà, tức là quay vào bàn thờ Thần tài. Nếu chọn đặt tượng ông Cóc trên bàn làm việc thì quay mặt tượng Thiềm thừ vào chỗ ngồi làm việc.

Còn nếu két sắt thì quay hướng vào, ngược với hướng cửa. Nhìn chung vị trí đặt tượng ông Cóc 3 chân nhất định phải quay vào. Điều này có nghĩa là luôn giữ vận khí may mắn, tài lộc bên người, tiền vào thì được nhưng ra thì không.

Cóc Thiềm thừ nên quay ra hay quay vào

Theo phong thủy, thì tượng ông Cóc 3 chân luôn quay vào nhà, ngược hướng với cửa ra vào. Điều này có nghĩa giữ vận khí may mắn mãi với gia chủ. Tiền vào thì được nhưng tiền ra thì không.

Lưu ý: Tuyệt đối không dịch chuyển tượng ông Cóc quay ra. Bởi đây là điều không tốt, mang ý nghĩa đẩy vận khí may mắn ra bên ngoài.

Dù gia chủ có thông minh hay tài giỏi đến mấy vẫn không giàu có nhưng người ta. Thành công có, tiền của có nhưng có trước mất sau. Tiền vào cửa trước rồi lại ra cửa sau, không giữ lâu bên người. Không có chuyện này cũng có chuyện kia, thành công đó thất bại đó.

Mua cóc ngậm tiền ở đâu?

bàn thờ thần tài có ông cóc
Cách đặt ông cóc trên bàn thờ thần tài

Các cụ người xưa rất xem trọng loài cóc, từ đời thường cho đến phong thủy tâm linh. Người xưa còn có câu “Con cóc là cậu ông trời hễ ai đánh nó là trời đánh cho”. Chính vì câu nói này mà nhiều người xem trọng và đặt tượng ông Cóc 3 chân được trên bàn thờ Thần tài hoặc đặt vị trí tốt đẹp trong nhà. Cóc ngậm tiền được xem là linh vật đứng thứ 2 sau Tỳ Hưu.

Gia chủ có thể tìm mua tất cứ cửa hàng nào bán đồ thờ cúng đều có. Tuy nhiên trước khi mua tượng ông Cóc 3 chân về nhà để thờ. Bạn nên tắm ông Cóc trước khi đặt lên bàn thờ Thần tài hoặc bất kỳ vị trí nào.

Mặc khác, tùy theo quan điểm của mỗi người mà chất liệu tạo nên tượng ông Cóc có sự khác biệt. Hiện nay có rất nhiều loại, điểm hình như tượng Thiềm thừ làm bằng gỗ, gốm sứ,…

Cách tắm ông Cóc

hướng dẫn cách thờ cúng ông cóc
hướng dẫn cách thờ cúng ông cóc

Sau khi mua tượng ông Cóc, gia chủ nên khai quang nhãn tượng Thiềm thừ để đem lại nhiều may mắn và bình an. Cách khai quang nhãn tượng ông Cóc 3 chân như sau:

  • Sau khi mua tượng ông Cóc, các bạn hãy sử dụng một tấm khăn sạch. Sau đó che phủ kín tượng rồi rước tượng về nhà
  • Đi về đến nhà, bạn nên đặt tượng ông Cóc ở một không gian kín đáo, không ồn ào. Lúc này vẫn che phủ kín, không tháo khăn che ra nhé. Hãy đợi ngày tốt để tắm rửa sạch cho tượng Thiềm thừ. Ngày tắm ông Cóc nhất định phải là ngày tốt: Đại an, Tốc hỷ, tiểu cát. Tuyệt đối không khai quang điểm nhãn ông Cóc vào tháng 7 âm lịch nhé.
  • Khi chọn đúng ngày tốt để tắm ông Cóc, bạn hãy chuẩn bị một chậu nước. Trong đó, nửa chậu là nước giếng (địa thủy) và nửa chậu nước mưa (thiên thủy)
  • Khi chuẩn bị nước xong, bạn bắt đầu tắm rửa cho tượng ông Cóc. Hãy cho tượng ông Cóc vào chậu nước chuẩn bị ngâm trong 3 ngày. Lưu ý nước trong chậu ở ngập hết tượng ông Cóc.
  • Qua đủ 3 ngày, bạn lấy tượng ông Cóc ra và dùng khăn mới và sạch lâu khô tượng Thiềm thừ. Cuối cùng lấy một chút nước trà vẩy vào mắt ông Cóc. Đây được gọi là khai quang điểm nhãn tượng Thiềm Thừ

Khi bạn thờ cúng Thần tài Thổ địa nhất định bạn phải thờ cúng thêm ông Cóc 3 chân. Điều này sẽ giúp vận khí may mắn luôn ở bên cạnh bạn. Nói cách khác là Cóc 3 chân này sẽ giúp bạn giữ tốt tài lộc, tiền của, chỉ có vào mà không có ra. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn biết cách thờ cúng ông Cóc (Thiềm thừ) chuẩn nhất. Tránh phạm vào điều cấm kỵ, không kẻo rước họa vào người.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm!

 

Viết một bình luận