Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Chùa Tam Chúc Hà Nam – Ngôi chùa lớn nhất thế giới

Chùa Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất thế giới được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên cạn” tại Hà Nam. Đây là nơi đăng cai Đại lễ Vesak năm 2019 – Đại hội Phật giáo thế giới. Đây là địa điểm tâm linh hấp dẫn với kiến trúc kỳ công, mang đậm kiến trúc nhà Phật tại Ấn Độ. Sau đây là các kinh nghiệm du lịch chùa Tam Chúc Hà Nam chi tiết nhất do AmthucDochay.Com tuyển chọn.

Giới thiệu về chùa Tam Chúc Hà Nam

tìm hiểu về ngôi chùa lớn nhất thế giới
tìm hiểu về ngôi chùa lớn nhất thế giới – chùa Tam Chúc

Chùa Tam Chúc nằm ở đâu? tỉnh nào?

Chùa Tam Chúc tọa lạc tại thị trấn Ba Sao, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Ngôi chùa này sở hữu vị trí đắc địa vô cùng đặc biệt, nơi đây là gạch nối giữa Khu du lịch Chùa Hương với chùa Bái Đính, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long, Tam Cốc, Tràng An tạo thành một quần thể các khu du lịch sinh thái vùng ngập mặn.

Nếu đã đặt chân đến chùa Tam Chúc thì chắc chắn du khách sẽ không thể không ồ lên đầy kinh ngạc. Phía trước chùa là hồ Lục Nhạc với 6 hòn đảo đá. Tương truyền đây là sáu chiếc chuông của nhà trời đưa xuống, nổi lên từ dưới lòng hồ. Phía sau là núi Thất Tình. Xung quanh chùa là vùng ngập nước núi đá vôi. Chùa Tam Chúc gần với nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu như: chùa Bà Đanh, động Vòng, miếu Trung, đền Trúc, đền Bạch Mã, chùa Đặng Xá, Động Thủy, miến Bóng Bà, động Chùa, động Lim, đền Lê Chân, chùa Tam Giáo, chùa Ông, chùa Vân Mộng, chùa Kiêu.

Lịch sử hình thành chùa Tam Chúc

Một ngày ở chùa Tam Chúc, Hà Nam - Đi đâu và làm gì?
Một ngày ở chùa Tam Chúc, Hà Nam – Đi đâu và làm gì?

Chùa Tam Chúc cổ có niên đại trên 1000 năm, trải qua năm tháng giờ chỉ còn lại những di tích cột đá, cột gỗ, xà đá còn vùi lấp trên nền móng cũ. Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra những cột gỗ có đường kính trên 1m, những cột đá lớn, xà đá rất lớn. Họ vẫn chưa thể lý giải được cách mà ông cha ta xưa kia xây dựng chùa với những nguyên vật liệu có kích thước lớn như vậy.

Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng dưới thời nhà Đinh, gắn liền với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Tương truyền gần làng Tam Chúc có bảy ngọn núi, mỗi ngọn núi xuất hiện một đốm sáng tựa như bảy ngôi sao sáng ngày đêm. Người dân từ đó gọi là núi Thất Tinh vì vậy mà ngôi chùa được xây dựng cũng được đặt tên là chùa Thất Tinh.

Tuy nhiên, sau đó có người đến núi đục đẽo muốn lấy đi bảy ngôi sao đặc biệt đó, họ chất củi thành những đống lớn rồi đốt nhiều ngày khiến cho bôn ngôi sao bị mờ dần, cuối cùng còn lại vẻn vẹn ba ngôi sao. Vì vậy chùa Thất Tinh sau này được đổi tên thành chùa Ba Sao tức chùa Tam Chúc cổ.

Khuôn viên chùa Tam Chúc – Chùa lớn nhất thế giới

khuôn viên của chùa Tam Chúc nhìn từ trên cao
khuôn viên của chùa Tam Chúc nhìn từ trên cao

Chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000 ha, rộng gấp 10 lần chùa Bái Đính, bao gồm hồ nước rộng 1.000 ha, các thung lũng rộng 1.000 ha, núi đá tự nhiên rộng 3.000 ha. Chùa được quy hoạch với mục tiêu trở thành khu du lịch tâm linh lớn nhất khu vực miền Bắc.

Chùa có sau khu chức năng: khu văn hóa tâm linh Tam Chúc, khu trung tâm đón tiếp, khu bảo tồn tự nhiên Quèn Vòng và hồ Tam Chúc, khu sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang, khu nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại thị trấn Ba Sao.

Bên trong chùa Tam Chúc bao gồm:  Điện Tam Thế, đình Tam Chúc, chùa Ngọc, đền Mẫu, điện Pháp Chủ, cổng Tam Quan, điện Quan Âm.

Chùa Tam Chúc thờ ai?

Chùa tam chúc thờ ai?
Chùa tam chúc thờ những người có công với Phật Giáo

Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như:

  • Sư Tổ Đạt Ma
  • Thiền sư Khuông Việt
  • Thiền sư Đỗ Pháp Thuận
  • Hòa thượng Thích Thanh Tứ
  • Thiền sư Nguyễn Minh Không.

Cách di chuyển đến chùa Tam Chúc

Kinh nghiệm du lịch đi chùa Tam Chúc Hà Nam
Kinh nghiệm du lịch đi chùa Tam Chúc Hà Nam

Chùa Tam Chúc cách thành phố Phủ Lý, Hà Nam khoảng 10km nên giao thông rất thuận lợi, gần với các trục đường chính. Du khách có thể di chuyển đến đây bằng xe khách, xe buýt, ô tô, taxi tùy vào nhu cầu của từng người.

Từ Hà Nội, nếu bạn đi ô tô hoặc taxi bạn chỉ cần di chuyển theo hướng quốc lộ 1A cao tốc Pháp Vân đến thành phố Phủ Lý sau đó men theo QL21B khoảng 12 km là tới thị trấn Ba Sao. Nếu bạn đi xe khách thì sau khi đến thị trấn Ba Sao bạn sẽ phải mất khoảng 20.000 đồng xe ôm là đến được cổng Tam Quan ngoại của chùa, nếu bạn đi taxi thì bạn sẽ mất khoảng 800.000 đồng.

Ngoài ra, bạn có thể bắt xe buýt từ Hà Nội đến Phủ Lý, Hà Nam với giá vé 30.000 đồng/lượt rồi đi xe ôm vào chùa (đi xe ôm khoảng 20km).

Tại sao bạn nên đến chùa Tam Chúc ít nhất một lần trong đời?

chùa tam chúc rất đông người và các dịp lễ
chùa Tam Chúc rất đông người và các dịp lễ

Không phải ngẫu nhiên mà người người, nhà nhà nô nức đổ về chùa Tam Chúc tham quan mặc dù chùa vẫn chưa được hoàn thiện. Không phải bất cứ chùa nào cũng được ví như “vịnh Hạ Long trên cạn” làm mê đắm lòng người. Nhưng quả thực,  chùa Tam Chúc là địa điểm tâm linh bạn nên đến ít nhất một lần trong đời bởi những lý do dưới đây:

Quy tụ nhiều hiện vật quý nổi tiếng thế giới

Chùa Thiên Chúc sẽ khiến bạn giật mình bởi không phải ngôi chùa nào cũng sở hữu nhiều vật quý nổi tiếng thế giới như ngôi chùa này. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng thiên thạch “Mảnh ghép mặt trăng”, đây là khối thiên thạch lớn nhất thế giới có trọng lượng 5,5 kg và có trị giá trên 600.000 USD tương đương với 14 tỷ đồng. Mảnh thiên thạch này được đón về chùa vào ngày 1/12/2018.

Chùa Tam Chúc Hà Nam – Khám phá ngôi chùa lớn nhất Việt Nam
Chùa Tam Chúc Hà Nam – Khám phá ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Nơi đây còn sở hữu cây bồ đề rất quý được chiết từ “Cây bồ đề vĩ đại cát tường” với tuổi thọ 2.250 tuổi ở Thánh tích Mahamegha, cố đô Anuradhapura, Sri Lanka. Cây bồ đề này được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka. Cây bồ đề tại chùa Tam Chúc hiện đang được đặt tại chính điện của điện Tam Thế.

Chùa Tam Chúc hiện còn đang sở hữu pho tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Pho tượng này nặng 200 tấn và được đặt bên trong điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni.

Ngôi chùa sở hữu 12.000 bức tranh đá, 1.000 cột kinh đá

chùa tam chúc kim bảng hà nam
Chùa Tam Chúc Kim Bảng Hà Nam có kiến trúc độc đáo

Điểm độc đáo hiếm có của ngôi chùa này nằm ở những bức tường bao quanh chùa. Nó được tạo bởi 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá của núi lửa Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam. Các thợ thủ công đã phải mất rất nhiều công sức để đẽo, tạc nên những bức tranh câu chuyện trong kinh Phật bằng hình ảnh để người đời suy ngẫm.

Ngoài ra, chùa Tam Chúc đang thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột nặng 200 tấn, cao 12m khắc ghi những lời răn dạy của đạo Phật. Các cột kinh do các nghệ nhân lành nghề của Việt Nam tạc dựng. Hiện tại đã hoàn thành được 36 cột kinh, dự kiến sẽ có 1.000 cột kinh và hứa hẹn đây sẽ là vườn cột kinh lớn nhất thế giới nếu được hoàn thành.

Cảnh quan độc nhất vô nhị

chùa tam chúc nằm ở đâu
chùa tam chúc nằm ở đâu? Cách đi đến chùa

Ba mặt của chùa Tam Chúc được bao bọc bởi dãy núi Thất Tinh hình tay ngai, phía trước mặt là hồ Lục Ngạn giúp điều hòa khí hậu, xung quanh chùa là vùng núi đá vôi ngập nước độc đáo. Đặc biệt trong lòng hồ còn có sáu quả núi nhỏ nhô lên, bao phủ xung quanh là đầm sen thơm ngát tạo nên cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, hoang sơ, kỳ vĩ có núi có sông. Vì vậy mà ngôi chùa này được mệnh danh là “vịnh Hạ Long trên cạn”.

Các địa điểm tham quan khi du lịch chùa Tam Chúc

Cảnh quan chùa Tam Chúc nhìn từ trên cao
Cảnh quan chùa Tam Chúc nhìn từ trên cao

Chùa Tam Chúc có mở cửa đóng khách du lịch. Khuôn viên chùa rất rộng và có rất nhiều địa điểm để chiêm bái trong đó phải kể đến:

  • Điện Tam Thế hay còn gọi là điện Tam Bảo có diện tích 5.400 m2, cao 39 m. Nơi đây có sức chứa 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc. Bên trong có 3 bức tượng Phật bằng đồng, mỗi pho tượng nặng 80 tấn ngồi trên đài sen nặng 30 tấn, toàn bộ cánh sen được dát vàng với trọng lượng 15 tấn.
  • Chùa Ngọc hay còn gọi là Đàn Tế Trời được xây trên đỉnh núi Thất Tình. Đây là địa điểm độc đáo nhất bởi từ đây du khách có thể thấy được toàn cảnh ngôi chùa. Toàn bộ chùa được làm bằng các khối đá nặng 2000 tấn mà không cần đến xi măng để kết dính. Bên trong là 3 pho tượng bằng đá Granite nguyên khối và một pho tượng bằng ngọc quý trong lòng chùa.
  • Điện thờ Pháp Chủ Thích Ca Mâu Ni là nơi đặt pho tượng Phật lớn nhất Đông Nam Á, nặng 200 tấn.
  • Vườn kinh có 1000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn.
  • Đình Tam Chúc được xây dựng trên hồ Tam Chúc, là nơi thờ Hoàng hậu nhà Đinh, Dương Thị Nguyệt. Đình được nối liền với chùa bằng một lối đi bộ hình Zig Zag, xung quanh là vườn sen khổng lồ.
  • Điện Quan Âm có bốn bức tường lớn được tạo bởi 8.500 bức tranh đá kể về các sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát. Nơi đây còn là nơi đặt pho tượng đồng Quan Âm nguyên khối có trọng lượng 100 tấn.
Chùa tam Chúc thờ ai ?
Chùa tam Chúc thờ ai ? Tại sao có tin xây đền thờ vợ tại chùa?

Chùa Tam Chúc hiện đang là ngôi chùa được quan tâm nhất tại Việt Nam bởi sự kì vĩ, rộng lớn. Đây hứa hẹn là địa điểm du lịch tâm linh độc đáo bậc nhất miền Bắc, đón lượng du khách trong nước và quốc tế vô cùng lớn.

Viết một bình luận

Website trực tiếp bóngá Cakhia hot