Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Chùa Một Cột – Ngôi chùa biểu tượng văn hóa và lịch sử Hà Nội

Chùa Một Cột là biểu tượng của thủ đô Hà Nội, chứng nhân lịch sử cho những thăng trầm biến cố xưa cũ. Ngôi chùa này không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa tâm linh mà còn là biểu tượng văn hóa của Việt Nam, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với du khách bởi kiến trúc độc nhất vô nhị trong thiết kế đình chùa từ xưa đến nay.

Giới thiệu về chùa Một Cột

Chùa Một Cột ở đâu ?

Chùa Một Cột hay còn gọi là chùa Mât, trong tiếng Hán Việt chùa có tên là Nhất Trụ tháp, ngoài ra chùa còn có những tên gọi khác như Diên Hựu tự, Liên Hoa Đài. Chùa Một Cột nằm trong khuôn viên của Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thuộc phố chùa Một Cột, quận Ba Đình, Hà Nội, bên phải Lăng Bác.

Tham quan Chùa Một Cột Hà Nội: ngôi chùa độc đáo nhất Việt Nam

Chùa Một Cột được xây dựng vào năm 1049, là một quần thể bao gồm đài Liên hoa nằm ở giữa hồ thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và ngôi chánh điện thờ Phật. Ngôi chùa này ra đời gắn liền với truyền thuyết về giấc mộng Liên hoa đài của vua Lý Thái Tông.

Lịch sử chủa Một Cột

Chùa Một Cột được xây dựng dưới thời nào ?

Chùa Một Cột được khởi công xây dựng vào năm 1049 dưới thời vua Lý Thái Tông nên dưới các vương triều nhà Lý và các triều đại kế tiếp đều đặc biệt coi trọng vị thế phong thủy của bông sen ngàn cánh này. Diên Hựu tự được xây dựng dựa trên giấc mộng của vua Lý Thái Tông.

Ông đã mơ thấy Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát ngồi trên đài hoa sen và mời vua lên đài. Khi tỉnh dậy ông đã kể lại giấc mơ của mình cho triều thần nghe, nhà sư Thiên Tuế đã khuyên ông nên xây chùa. Chùa Một Cột bắt đầu được thiết kế và thi công xây dựng. Chùa được thiết kế cách điệu giống hình bông hoa sen đang nở giữa hồ giống như hình ảnh vua đã mơ thấy, bên trong đặt tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Sau khi chùa được xây xong nhà vua cho các nhà sư chạy xung quanh tụng kinh cầu phúc lành với mong muốn giúp vua sống lâu. Chùa được đặt tên Diên Hựu từ đó. Đến mồng một, rằm là nhà vua sẽ đến đây cầu phúc.

Theo sử sách ghi lại, hàng năm đến ngày 8/4 âm lịch vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật, các nhà sư và nhân dân khắp kinh thành Thăng Long sẽ tề tựu về đây dự lễ. Sau khi nghi lễ kết thúc, nhà vua sẽ làm lễ phóng sinh, vua sẽ đứng trên đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, sau đó nhân dân chúng sẽ thả chim tạo nên một ngày hội lớn.

Tham quan Chùa Một Cột - Liên Hoa Đài
Tham quan Chùa Một Cột – Liên Hoa Đài

Chùa Một Cột được tu sửa lại năm nào?

Năm 1105 chùa được vua Lý Nhân Tông cho tu sửa lại và dựng thêm hai tháp lớn sứ trắng ở trước sân. Năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan cho người đúc một chiếc chuông lớn, nặng đến một vạn hai ngàn cân và đặt tên là Giác thế chung với ý nghĩa: chiếc chuông thức tỉnh người đời. Vào thời điểm đó, chiếc chuông này nằm trong danh sách Tứ đại khí của Việt Nam. Bộ bốn công trình lớn nhất thời đó bao gồm: chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên, tượng Quỳnh Lâm, vạc Phổ Minh.

Tuy nhiên, sau khi chuông được đúc xong thì không thể treo lên được bởi nó quá nặng. Chiếc chuông đã được bỏ xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ. Kỳ lạ thay sau đó ruộng có rất nhiều rùa đến đó nên người đời gọi đây là Quy Điền chuông.

Chùa Một Cột – Biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội
Chùa Một Cột – Biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội

Vào thế kỷ thứ 15 giặc Minh xâm lược nước ta chiếm thành Đông Quan, Vương Thông – tướng nhà Minh – đã cho người phá chiếc chuông để lấy đồng là vũ khí đạn dược. Sau đó quân Minh thua trận và chuông Quy Điền cũng không còn nữa.

Sự tích chùa Một Cột

Vào thời nhà Trần, chùa Diên Hựu được sửa chữa lại, không còn mang dáng vóc của ngôi chùa thời Lý. Năm 1840 – 1850 chùa tiếp tục được trùng tu lại. Năm 1954, trước khi thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam chúng đã  cho đặt mìn phá nổ ngôi chùa với hy vọng xóa đi vĩnh viễn biểu tượng văn hóa tâm linh thiêng liêng của Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó một năm chùa được phục dựng lại theo kiến trúc gần nguyên như cũ do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm.

Chùa Một Cột - Biểu tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam
Chùa Một Cột – Biểu tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam

Ngoài ra, năm 1049 ngôi chùa có cổng tam quan có treo bức hoành phi đề ba chữ “Diên Hựu tự” cạnh chùa Một Cột được xây dựng với mục đích mở rộng quy mô của chùa Một Cột, phục vụ việc thờ cúng, tụng kinh Phật, sinh hoạt của các tăng ni được thuận lợi hơn.

Chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hóa vào năm nào ?

Năm 1962 chùa Một Cột được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Tháng 10 năm 2012 Tổ chức kỷ lục châu Á đã xác lập chùa Một Cột là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á.

Kiến trúc của chùa Một Cột

Ý nghĩa của chùa

Chùa Một Cột Hà Nội
Chùa Một Cột Hà Nội – Đầy ý nghĩa lịch sử – Chùa từ thời Lý

Chùa Một Cột không chỉ có ý nghĩa về văn hóa mà nó còn là biểu tượng của nền kiến trúc phát triển vượt bậc vào thời Lý. Ngày 28/4/1962 Bộ Văn hóa đã xếp hạng ngôi chùa này là “Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia”.

Lấy ý tưởng từ bông hoa sen, công trình kiến trúc này là sự sáng tạo vượt bậc, đó là sự kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp. Kiến trúc của chùa Một Cột là sự hội tụ tinh hoa của các bộ môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc đá, chạm vẽ hành lang, mặt nước. Nó là biểu tượng văn hóa, nghệ thuật mang đậm tính dân tộc. Mặc dù kiến trúc chùa Một Cột hiện tại được dựng lại nhỏ hơn so với nguyên mẫu nhưng hồn cốt kiến trúc độc đáo xưa kia được tái dựng lại gần như là đầy đủ.

Chùa được xây dựng hình vuông, mỗi chiều 3m, dựng trên một cột đá hình trụ cao 4m chưa bao gồm phần chìm dưới đất, đường kính cột là 1,2m, trụ đá gồm hai khối rất chắc chắn và được gắn với nhau rất khéo đến mức thoạt nhìn nó chỉ là một khối đá liền. Trên phần thân trụ có 8 cánh gỗ tạo nên kiến trúc gần giống với bông hoa sen đang nở trên mặt nước.

Tám trụ này có chức năng gắn liền với mộng của tám cột chùa bao gồm bốn cột lớn và bốn cột phụ. Các cột này sẽ nâng đỡ các đòn ngang của mái chùa. Chùa có bốn mái, bốn đầu đao cong, trên mái có đắp lưỡng long chầu nguyệt. Theo quan niệm của người Việt Nam, rồng là con vật linh thiêng, biểu tượng cho sức mạnh, quyền uy. Hình rồng được đắp trên mái đình, chùa không chỉ là biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn mang giá trị nhân văn cao, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.

Bên trong chùa Một Cột

tượng Phật Bà Quan Âm bên trong chùa một cột
tượng Phật Bà Quan Âm bên trong chùa một cột

Bên trong chùa có đặt tượng Phật Bà Quan Âm được sơn vàng, tọa lạc trên bông sen bằng gỗ được sơn son thiếp vàng. Phía trên tượng Phật là bức hoành phi “Liên hoa đài”. Từ mặt sân chùa để lên tới sàn chùa tụng kinh, bái tế bạn sẽ phải bước lên 13 bậc, mỗi bậc rộng 1,4m. Đặc biệt, trên mặt tường bên trái có gắn bia đá. Bia này được viết vào đời Cảnh Trị thứ 3 dưới thời vua Lê Huyền Tông do Tỳ khưu Lê Tất Đạt ghi. Bia đá rộng 30cm, dài 40cm.

Theo các nhà nghiên cứu phân tích, kiến trúc chùa Một Cột là sự kết hợp táo bạo giữa hình tượng hoa sen và kết cấu kiến trúc gỗ hoàn hảo bằng hệ thống móng giằng. Điểm độc đáo nằm ở chỗ sử dụng các chột chống chéo lớn từ cột đến sàn vừa mang lại thế vững chắc vừa mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Sự dung hòa giữa mái, sàn bởi một đối xứng ảo.

Ngôi chùa biểu tượng văn hóa của Hà Nội

Chùa Một Cột – Biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội
Chùa Một Cột – Biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội

Chùa được xây dựng giữa hồ mang ý nghĩa rất lớn, ngôi chùa vươn lên giữa hồ hình vuông biểu tượng cho đất (theo truyền thuyết, trời hình, đất hình vuông) thể hiện lòng nhân ái soi tỏ thế gian. Sự kết hợp giữa ngôi chùa và cảnh quan cây cối, ao hồ tạo nên sự gần gũi, trong sạch, thanh lịch, thanh cao.

Chùa Một Cột là một trong những công trình đình, chùa linh thiêng quan trọng bậc nhất tại Việt Nam. Đây không chỉ là biểu tượng tâm linh mà còn là hồn cốt, niềm tin, văn hóa của cả một dân tộc. Nếu một lần đến thăm thủ đô thì đừng quên ghé thăm công trình kiến trúc độc đáo này.

Viết một bình luận