Duyên khởi mọi thứ ở đời từ đâu mà có? Xấu tốt mà ngày hôm nay mỗi người gặp phải do đâu mà thành, lắng nghe những lời Phật dạy làm người dưới đây, mỗi người Phật tử sẽ hiểu được rằng, sinh mạng của mình là trân quý, đừng lãng phí nó trong những chốn mà ta nhất định sẽ ân hận. Đạo làm người cần học cả đời, tu tâm cả đời, mới gieo được thiện lành cho mai sau.
Chuyện kể rằng, khi Đức Thế Tôn khoát y bát lên đường khất thực, trên đường đi Người thấy một thanh niên đang lễ bái sáu phương, hỏi ra thì mới biết do chàng trai có hiếu nên nghe theo lời của cha trước khi mất: Mỗi sáng sau khi tắm gội xong lại ra đường lễ bái sáu phương. Cuộc gặp gỡ đã khiến Đức Thế Tôn dâng trào nhiều cảm xúc, và bản kinh Thiện Sanh ra đời, để bây giờ, chúng ta có được những lời Phật dạy cách làm người sâu sắc, tuy đơn giản mà uyên thâm, càng ngẫm càng thấu suốt và trong cõi ta bà này, phàm những ai thấu được, hành được những lời Phật dạy làm người ấy, thì người ấy ắt sẽ có được cuộc sống thanh bình an ấm, không những vậy, còn để lại duyên lành cho kiếp sau thụ hưởng.
https://amthucdochay.com/loi-phat-day-ve-long-tham.html
1. LỜI PHẬT DẠY LÀM NGƯỜI: TRÁNH 4 VIỆC ÁC VÀ 6 VIỆC LÀM TỔN HAO TÀI SẢN
Đạo làm người được hiểu thế nào cho đúng. Đó không chỉ đơn thuần là tư tưởng nho giáo: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín với đàn ông; Công, dung, ngôn, hạnh với đàn bà. Nó còn mở rộng hơn, minh triết hơn và bao hàm nhiều khía cạnh hơn, về đối nhân xử thế, về quy tắc đời thường, về đạo vợ chồng, đạo làm con, đạo làm con dân của nước….
Nghe lời Phật dạy làm người, thì con người ở đời cần phải tránh 4 nghiệp kết: sát sinh, trộm cắp, dâm dật, vọng ngữ. Những điều ác này ngày ngày vẫn thường thấy xảy ra trong xã hội, và dĩ nhiên, những kẻ gieo nghiệp ác thì cũng gặt quả báo chẳng lành. Nhân quả ở thế gian đến sớm hay muộn, nhưng tất yếu sẽ công bằng với tất cả, do chính những căn cơ mà chúng ta gieo tạo ngày hôm nay.
Ngoài ra, 4 trường hợp khác: tham dục, sân hận, sợ hãi, ngu si cũng là những lời Phật dạy làm người cần tránh. Muốn làm được những điều này, mỗi người phải tự mình tu tập trong quá trình lâu dài để có thể kìm hãm được những dục vọng thấp hèn của bản thân, loại bỏ điều xấu trong lòng, phát huy tính thiện trong từng công việc, lời ăn tiếng nói hằng ngày.
6 nghiệp tổn hao tài sản nghe lời phật dạy làm người: đam mê rượu chè, cờ bạc, phóng đãng, đam mê kĩ nhạc, kết bạn người ác, biếng người. Phàm là những ai đam mê 6 nghiệp này, thì cơ nghiệp suy tàn, gia đình bất hòa. Không chỉ kiếp này không được hạnh phúc, mà quả báo còn đến tận kiếp sau.
2. 6 ĐIỀU LÀNH THEO LỜI PHẬT DẠY LÀM NGƯỜI
Bản kinh Thiện Sanh ngắn gọn, nhưng đúc kết được trọn vẹn đạo làm người. Bất cứ ai cũng dễ dàng nắm bắt, lời dạy như một ánh sáng trăng rằm tỏa vào đêm tăm tối, giúp cho người mê được tỏ, người u được minh. Thấu suốt và quán chiếu được 6 đạo làm người dưới đây, mới thực sự là một người đáng để người đời trọng nể.
- Đạo hiếu làm con, phận làm cha mẹ: Con cái hiếu thuận, cha mẹ đúng đắn, đó là cái phúc của gia cang.
- Đạo thầy trò: Trò tôn sư, thầy săn sóc bảo ban, ấy là cái phúc của xã hội.
- Đạo vợ chồng: lấy lễ mà đối với nhau, vợ chồng thương yêu, cung kính đối đãi, ấy là tiền đề cho gia đình yên ổn, con cái thuận hòa.
- Quan hệ bạn bè, tình làng nghĩa xóm: Thân kính với bà con, lấy tình người để xử trí, thì cộng đồng hòa thuận, sợ gì phường ác bá.
- Quan hệ chủ tớ, trên dưới: Chủ ôn hòa, sai làm đúng việc đúng người, tớ trung thành, chăm chỉ. Được nhường ấy, thì trên thuận dưới hòa, phương ấy chẳng có điều gì mà không yên ổn.
- Quan hệ giữa đàn việt với Sa môn: đàn việt kính phụng hàng Sa môn, Sa môn chỉ dạy điều lành cho đàn Việt, đạo Phật từ đó mà vững bền thiên thu.
Những lời Phật dạy cách làm người có có tự ngàn năm, nhưng vẫn là chân lý cho đến ngày nay. Con người chẳng ai là sống tách biệt với xã hội, do đó biết tự răn mình khuyên người, tất yếu sẽ khởi tạo duyên lành, kiến tạo nên một xã hội hạnh phúc và phát triển. Như lời Phật: Mỗi người chỉ cần sống thiện lương, trời xanh tự khắc có an bài!