Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Mâm cỗ chay cúng Thanh minh có món gì?

Tết Thanh minh (3/3 âm lịch)tuy có nguồn gốc từ văn hóa Trung Hoa nhưng khi cải biên, tiếp nhận ở nền văn hóa Đại Việt thì Tết Thanh minh có ý nghĩa vô cùng sâu sắc thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Vậy mâm cỗ chay cúng Tết Thanh minh nên gồm những gì? Và ý nghĩa của chúng ra sao.

1. NGUỒN GỐC, Ý NGHĨA TẾT THANH MINH

Tết Thanh minh được bắt nguồn từ Trung Quốc. Chuyện xưa kể lại rằng, đời Xuân Thu chiến quốc, vua Tấn Văn Công của nước Tấn, gặp loạn lạc phải bỏ nước lưu vong trú sang nước Tề, nước Sở. Bấy giờ có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi theo vua giúp đỡ mưu kế. Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm.

Mẹ khéo tay gợi ý làm mâm cỗ chay Tết thanh minh giá chưa tới 300.000 đồng » Báo Phụ Nữ Việt Nam

Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chứ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công hạ lệnh đốt rừng, ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh, rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mùng 3/3 đến mồng 5/3 âm lịch hàng năm). Từ đó ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất.

Từ thời Lý nhân dân ta đã tiếp nhận Tết Hàn Thực nhưng ý nghĩa đã biến đổi, phù hợp với phong tục tập quán của nhân dân. Trong Tết Thanh minh gắn liền với phong tục tảo mộ. Trong ngày này, con cháu tứ phương sẽ về quê để xây sửa lại phần mộ của những người đã khuất. Việc dọn dẹp vệ sinh dọn cỏ  dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang… được tiến hành. Các ngôi mộ dường như được mặc áo mới, sạch đẹp và gọn gàng hơn.

Tết thanh minh là gì? Thanh minh 2021 nhằm ngày nào?

Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.

2. MÂM CỖ CHAY CÚNG TẾT THANH MINH CÓ NHỮNG MÓN GÌ?

Có nhiều ý kiến về mâm cỗ cúng Tết Thanh minh nên cúng lễ chay hay lễ mặn. Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian thì Tết Thanh minh nên cúng lễ chay.

Mâm cỗ chay cúng Tết Thanh minh gồm: Xôi chè, oản chuối, bánh trái, chai nước, gạo muối, bỏng, bơ… mang ý nghĩa tín ngưỡng, tưởng nhớ người đã khuất, cầu cho người đã khuất sớm được siêu thoát.

Mâm cỗ cúng Thanh minh trang nghiêm, đủ đầy với các món mặn truyền thống | Việt Nam Mới

Mỗi một đồ vật cúng trong Tết Thanh minh đều có ý nghĩa tượng trưng cho nền văn hóa dân tộc.

Xôi chay, chè được nấu từ gạo nếp, có nơi còn gói bánh chưng. Không phải ngẫu nhiên mà đây là những món bắt buộc phải có. Cây lúa, hạt gạo được xem như biểu tượng của nền văn minh lúa nước, là thức ăn chính của người Việt. Vì vậy, cúng xôi, cũng là muốn dâng lên những gì tinh túy của trời đất, công sức lao động sau một năm miệt mài của những người còn sống đến người đã mất.

Một đồ vật cũng không thể thiếu trong mâm cỗ chaycúng Tết Thanh minh đó là oản. Bạn cứ để ý mà xem đi lễ, chùa, hay trong các mâm cúng chay Phật thì không bao giờ thiếu oản. Phẩm oản là hình trụ như một cái tháp có chóp bằng, đơn sơ, nhỏ nhắn, hình tròn nhưng không góc cạnh như không có giới hạn, không có điểm bắt đầu và không có kết thúc như đức Phật đã nói. Có người lại cho rằng phẩm oản mang hình cái chuông, với màu trắng tinh khiết, ẩn chứa sâu xa những triết lý về tín ngưỡng.

hình ảnh bánh oản thường được dùng trong cúng thanh minh
hình ảnh bánh oản thường được dùng trong cúng thanh minh

Mặt khác, theo quan niệm dân gian những đồ vật như: bánh trái, nước, gạo, muối, bỏng, bơ…đều mang ý nghĩa siêu thoát, cầu cho những linh hồn đã khuất được no ấm, phù hộ cho con cháu ở trần gian. Trong tiết Thanh minh, chúng ta không chỉ nhớ đến những người đã khuất mà còn thể hiện lòng thương xót vô hạn với những nấm mồ vô danh những linh hồn không nơi nương tựa. Vậy nên, với quan điểm nhân đạo và lòng thương người sâu sắc của dân tộc Việt Nam thì những mâm cơm cúng chay không chỉ hướng đến những người thân đã khuất trong gia đình mà còn là hướng đến những số phận bất hạnh khác.

Tết Thanh minh là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. Vào dịp này, các gia đình thường đoàn tụ, quây quần để sửa sang lại phần mộ những người đã khuất, tự tay chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Tết Thanh minh để dâng lên tổ tiên. Với quan niệm, tín ngưỡng “trần sao âm vậy”, thì đây quả là phong tục có ý nghĩa nhân văn sâu sắc cần được gìn giữ.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đã giúp bạn có những thông tin đầy đủ về nguồn gốc, ý nghĩa của Tết Thanh minh cũng như việc chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Tết Thanh minh của người Việt.

Nguồn bài viết thuộc về website ẩm thực chay Việt Nam!

Viết một bình luận