1. NGUỒN GỐC CỦA VIỆC ĂN CHAY 2 NGÀY CỦA ĐẠO THIÊN CHÚA
Ăn chay trong Đạo Thiên Chúa bắt nguồn từ đâu? Theo đạo thiên chúa mùa chay là mùa mùa sám hối trở về với Chúa và làm mới lại đời sống thiêng liêng, để xứng đáng lãnh nhận hồng ân của Chúa Phục Sinh.
Khác với phật giáo ăn chay có nghĩa là kiêng thịt, cá thì quan điểm của đạo Công giáo ăn chay có nghĩa là giới hạn lượng lương thực vào những ngày cụ thể, từ bỏ một số loại thức ăn như thịt, cá, tôm.
Ăn chay 2 ngày của Đạo Thiên Chúa bắt đầu với sự tự nguyện của giáo dân tưởng nhớ đến cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô lâu dần trở thành thói quen áp dụng trong suốt mùa chay.
2. 2 NGÀY ĂN CHAY CỦA ĐẠO THIÊN CHÚA LÀ NHỮNG NGÀY NÀO?
Qua nhiều thời kỳ việc ăn chay trở nên bắt buộc, yêu cầu mọi giáo dân phải làm theo. Tuy nhiên, qua thực tế các thời kỳ tập tục đã giảm xuống còn 2 ngày ăn chay cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh.
+ Đầu thế kỉ V đến thế kỉ IV việc ăn chay thực dưỡng được áp dụng trong suốt mùa chay, họ chỉ được ăn một bữa trong ngày và thường sẽ là bữa tối, không thịt, không cá…có nơi họ còn cấm ăn các loại thực phẩm có sữa, trứng.
+ Đầu thế kỉ X, ăn chay được chuyển vào bữa trưa.
+ Đến khoảng thế kỉ XIV, có thêm sử dụng bữa nhẹ vào buổi tối.
+ Đến thời kì trung cổ bãi bỏ cấm ăn cá và các sản phẩm như sữa và trứng,…
+ Theo Giáo Luật 1917 ghi chép thời đó chỉ được dùng một bữa chính ăn no trong các ngày mùa Chay trừ Chúa Nhật và hai bữa ăn khác không có thịt và cũng không ăn nhiều như các bữa ăn thông thường.
Luật kiêng cữ nghiêm ngặt vẫn được tuân giữ cho tới ngày 17 tháng 2 năm 1966. Với Tông Hiến Poetemini của Đức Giáo Hoàng Paul VI đã có sự thay đổi về việc ăn chay và kiêng thịt. Hiện nay, ăn chay được giảm bớt đi nhiều với 2 ngày đó là thứ tư lễ Tro và thứ sáu tuần Thánh.
3. Ý NGHĨA 2 NGÀY ĂN CHAY CỦA ĐẠO THIÊN CHÚA
Nói đến ăn chay, các tín hữu thường hiểu ngay là việc kiêng bớt ăn uống. Nhưng hiểu một cách rộng rãi hơn chay tịnh trong đạo thiên chúa là chay lời, chay lòng, chay tư tưởng. Nghĩa là khi ăn chay, người ta cũng phải giữ miệng lưỡi, nói điều nên nói, tuyệt đối không nói những lời gây đau khổ cho người khác.
Chay lòng là giữ cho những ước muốn được đúng đắn thanh cao, phải loại bỏ những ước muốn, những tư tưởng bất chính ra khỏi tâm hồn, và thay vào đó là những tâm tình đạo đức…Trong khi đó, người ăn chay theo công giáo thể hiện lòng sám hối, ăn năn, tưởng nhớ những khổ ải của Chúa Kito.
+ Hai ngày ăn chay của đạo thiên chúa có lợi cho sức khỏe, nhưng không giống như ăn kiêng. Ăn chay là điều gì đó thiêng liêng và tích cực hơn nhiều. Ăn chay là một bữa tiệc thiêng liêng. Chay tịnh cần cho linh hồn giống như thể xác cần có của ăn.
+ Kinh Thánh ghi chép: “ Làm sao chúng ta có thể hưởng những ân ban của Thiên Chúa mà không quên Đấng ban cho? Ăn chay là cách bắt đầu thích hợp. Thân xác muốn nhiều hơn nó cần, vì vậy chúng ta nên cho nó ít hơn nó muốn”. Ăn chay 2 ngày chính là cứu vớt sinh linh, noi theo tấm gương thánh thiện , hướng về chúa mong chúa Giê su hiện diện.
+ Mang lại lợi ích tinh thần cho người ăn chay như tính khiêm nhường, hoán cải trong cuộc sống. Nó là phương thuốc cho vấn đề ích kỷ và thiếu tự chủ trong con người.
+ Hai ngày ăn chay của đạo thiên chúa giúp chúng ta dứt bỏ những thứ trần tục xấu xa hướng đến những điều tốt đẹp nhất. Thánh Phaolô nói: “Chúa họ thờ là cái bụng … những người chỉ nghĩ đến những sự thế gian” Chúng ta không thể nâng tâm hồn lên với Chúa, nếu chúng ta bị ràng buộc vào những thứ thuộc trần gian này. Vì vậy, chúng ta bỏ những thứ thoải mái, dễ chịu và dần dần chúng ta không còn bị phụ thuộc nhiều vào chúng, không còn thấy quá cần thiết nữa.
2 ngày ăn chay của đạo thiên chúa không chỉ là kiêng bớt thức ăn mà hiểu rộng ra chính là phải tập sống công bằng nỗ lực, bác ái yêu thương chia sẻ với người đau khổ. Hy vọng những kiến thức ăn chay về nguồn gốc, ý nghĩa mà ăn chay 2 ngày nêu trên sẽ giúp bạn hiểu sâu về giáo dân cũng như ăn chay trong công giáo.