Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Nguồn gốc và ý nghĩa của ăn chay 4 ngày trong tháng trong Phật giáo

Ăn chay 4 ngày trong tháng là một hình thức ăn chay trong Phật giáo được nhiều người hưởng ứng khi đem lại rất nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn nguồn gốc và ý nghĩa của ăn chay 4 ngày trong tháng trong Phật giáo.

1. NGUỒN GỐC CỦA VIỆC ĂN CHAY 4 NGÀY TRONG THÁNG

Bàn về hình thức ăn chay, ăn lạt đạo Phật cho rằng “ăn thịt sẽ đoạt mất hạt giống từ bi”, còn ăn chay là hành động “trải rộng lòng từ bi đến muôn loài, hình thành sự bình đẳng đến muôn loài”. Ăn chay giúp con người và tâm hồn trở nên thanh tịnh, an yên, bớt hoảng loạn, tránh ác báo nghiệp sát sinh, thuận ích cho đường tu.

Ăn chay 4 ngày trong tháng
– Phật tử cần biết

Trong Phật Giáo, việc ăn chay được xem là một hình thức bắt buộc đối với các tăng ni trong Chùa. Nhưng đối với các Phật tử tu tập tại gia, trai giới tùy theo hoàn cảnh và căn cơ của từng người mà phát nguyện ăn chay theo những kỳ nhất định, áp dụng dưới nhiều hình thức như: Nhị trai (ăn chay 2 ngày), Lục trai ( ăn chay 6 ngày) Thập trai( ăn chay 10 ngày)….Tứ trai hay còn gọi là 4 ngày ăn chay trong tháng.

“Tứ trai” ăn chay 4 ngày trong tháng cụ thể vào các ngày mùng 1, mùng 8, ngày rằm và 23 âm lịch. Vào những ngày này, các phật tử ăn rau củ quả, kiêng triệt để ăn thịt động vật, tránh xa các chất kích thích, hôi tanh. Theo Phật giáo, ăn chay dù rằng hữu ích và hợp lý, nhưng tùy theo hoàn cảnh và căn cơ của mỗi người mà phát tâm nguyện ăn chay vào những kỳ nhất định.

Ăn chay 4 ngày trong một tháng được phân bố đều trong tuần của tháng. Để nhắc nhở các Phật tử thường xuyên tu tập tấm lòng từ bi đến với các loài động vật mà không nỡ giết để làm thực phẩm cho mình.

2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĂN CHAY BỐN NGÀY TRONG THÁNG

Ăn chay bất cứ ngày nào kết hợp tu tập hồi hướng lòng từ bi thương mến vạn vật cũng trở nên quý báu. Đặc biệt thực hành 4 ngày ăn chay trong một tháng còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về mặt tâm linh sau đây:

Ăn chay ngày mùng 1, đây là ngày mặt trăng sống lại. Trời Tứ Thiên Vương Thái Tử đi tuần nhân gian để dò xét việc thiện ác của con người. Thực hành chay tịnh vào ngày mùng 1 sẽ được chứng giám tích thêm công đức, xóa bớt tội nghiệt.

Ăn Chay Ngày Nào Theo Đúng Chuẩn Phật Giáo? | Blog

Ăn chay ngày mùng 8, ngày Trời Đại Tự Tại xuống nhân gian để tra xét việc thiện ác. Ngày này ăn chay có ý nghĩa diệt trừ tội lỗi, tăng thêm phước đức.

Ăn chay ngày rằm 15 âm lịch, ngày trăng tròn nhất mỗi tháng (lòng người dễ xao động làm việc ác) khi Thái tử của Trời Tứ Thiên Vương xuống trần, quán xét việc thiện ác. Do vậy ăn lạt ngày rằm không chỉ giúp tâm tính hiền hòa, hướng thiện mà còn giúp tích thêm công quả, tiêu trừ tai nạn.

Ăn chay ngày 23 hay còn gọi là Tai tử phách đây là ngày Trời Đại Tự Tại Thiên Vương giáng trần và đi tuần nhân gian, ăn chay mang hàm ý sẽ diệt tội, tăng phước.

Hy vọng những kiến thức ăn chay ở trên đã giúp bạn hiểu thấu hình thức ăn chay 4 ngày trong tháng, nguồn gốc cũng như ý nghĩa sâu xa của 4 ngày ăn chay. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc chay tịnh đúng cách, tích công đức, tiến bước lên con đường phước huệ.

Viết một bình luận