Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Ăn chay có được ăn bánh mì hay không? Bánh mì có tốt không?

Bánh mì là loại thức ăn được sử dụng phổ biến hàng ngày đặc biệt vào buổi sáng bởi rất đơn giản khi chế biến. Tuy nhiên người ăn chay có được ăn bánh mì hay không? Ăn chay ăn bánh mì có phạm giới không? Bài viết sau đây sẽ đưa ra đáp án chính xác cho bạn, hãy tham khảo ngay!

1. ĂN CHAY ĂN BÁNH MÌ ĐƯỢC KHÔNG?

Thường thì chúng ta thấy bánh mì luôn là một trong những món ăn nhanh, tiện lợi được người ta bày bán khắp nơi: nhà hàng, chợ, vỉa hè… sức hấp dẫn và lôi cuốn của món này là ở chỗ đa dạng về vị mặn, ngọt, dễ chế biến, sử dụng được liền giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Ăn chay dùng bánh mì được không? Đáp án cho nghi vấn này tùy thuộc vào nguồn gốc thành phần của bánh mì.

ĂN CHAY ĂN BÁNH MÌ ĐƯỢC KHÔNG
ĂN CHAY ĂN BÁNH MÌ ĐƯỢC KHÔNG

Bánh mì là sản phẩm chế biến từ bột mì nhào với nước, muối và nấm men, để lên men cho nở xốp, sau đó nướng hay hấp chín. Khoảng một nửa số dân trên thế giới dùng bánh mì làm nguồn lương thực chính.

Nguồn nguyên liệu để làm bánh mì cũng được chọn lựa một cách cẩn thận, tùy thuộc vào loại bánh mì mà ta có thể chọn những nguyên liệu tốt nhất. Trên thị trường hiện nay, bánh mì rất đa dạng về cả hình dạng và công thức chế biến tùy thuộc vào thói quen ăn uống của từng vùng.

Có hai loại bánh mì phổ biến hiện nay:

  • Bánh mì trắng làm từ lúa mì vàng và bột mì thông thường.
  • Bánh mì đen làm từ bột thô của bánh mì đen.

Dựa vào thành phần trên nghi vấn ăn chay ăn bánh mì được không sẽ có đáp án chính xác là có. Thành phần xuất phát từ thực vật người ăn chay bất kỳ hình thức nào cũng sẽ không bị phạm giới.

2. NGƯỜI ĂN CHAY ĂN NHIỀU BÁNH MÌ CÓ TỐT KHÔNG

Khi có đáp án ăn chay ăn bánh mì được không thì những phật tử ăn chay lại băn khoăn liệu chế độ trai giới ăn nhiều bánh mì có tốt không, có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

 

Cung cấp năng lượng, bánh mì luôn giữ vị trí số 1 trong bảng xếp hạng những loại thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng cho cơ thể. Thành phần chủ yếu là gluxit trong 100 gram bánh mì sẽ cung cấp cho cơ thể 255 kcal. Gluxit phức hợp từ tinh bột bánh mì, thành phần chính của hạt nhân trong hạt lúa mì và ngũ cốc nói chung. Trong bột mì thường được sử dụng để làm bánh mì chiếm khoảng 65 đến 70% tinh bột.

Bánh mì chứa 8% protein và do đó nó góp phần vào việc bảo đảm các nhu cầu protein trong cơ thể. Ngũ cốc có chứa trung bình trên 10% năng lượng dưới hình thức là protein. Thực tế các protein thực vật thúc đẩy quá trình hấp thu canxi trong hệ xương tốt hơn là protein động vật.

Bánh mì là món ăn ít lipit, nghĩa là ít chất béo. Thật vậy, trong hạt lúa mì chỉ chứa 2-4% chất béo nằm chủ yếu ở mầm hạt . Tuy nhiên, phần lớn các mầm hạt đã được loại bỏ trong quá trình chế biến bột. Bánh mì do đó có giá trị dinh dưỡng phù hợp để khắc phục sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống thường có nhiều chất béo của chúng ta.

Giúp làn da đẹp khỏe mạnh nhờ Protein có trong bánh mì. Giúp xương chắc khỏe nhờ hàm lượng canxi cao. Giúp não bộ hoạt động tốt nhất nhờ chất sắt có trong thành phần. Bên cạnh đó, bánh mì cung cấp cho con người chất xơ, nó rất tốt cho tiêu hóa.

Bánh mì có thể là một loại thức ăn nhanh và dễ dàng sử dụng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng bánh mì, đó cũng là một sự nguy hại lớn cho sức khỏe gây nên tình trạng tăng đường huyết. Bánh mì được làm từ bột ngũ cốc, cơ thể tiêu hóa và chuyển hóa nhanh chóng thành glucose trong máu, kích thích sản xuất các hormone béo insulin.

Thậm chí, bánh mì còn có chỉ số đường huyết GI cao hơn so với các loại kẹo ngọt. Lượng đường trong máu tăng giảm liên tục có thể khiến bạn cảm thấy đói nhanh chóng. Điều này tiếp tục gây ra một chu kỳ ăn thường xuyên, dẫn tới tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát.

Bánh mì đáp ứng nhu cầu khi đói, nhưng nó lại thiếu giá trị dinh dưỡng. Thường xuyên ăn bánh mì có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em. Không những thế, bánh mì còn là nguyên nhân làm giảm hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm khác. Các axit phytic trong lúa mì sẽ tạo phản ứng hóa học với các chất kẽm, sắt, canxi, không tạo thành chất dinh dưỡng. Đồng thời gluten gây tổn thương niêm mạc ruột, làm cho các chất dinh dưỡng không còn hiệu quả.

Thực tế, ăn chay ăn bánh mì được không là hoàn toàn được tuy nhiên để đảm bảo chế độ dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể người ăn chay nên có chế độ ăn khoa học kết hợp bánh mì cùng những thực phẩm thuần chay khác.

Trên đây là bài viết giải đáp thông tin ăn chay ăn được bánh mì hay không? người ăn chay ăn nhiều bánh mì có tốt không? Mong sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình lên thực đơn đảm bảo chế độ dinh dưỡng mà không phạm giới, giúp quá trình tu tập được an lạc, vui tươi.

Viết một bình luận