Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Khám phá Chùa Trấn Quốc – Cầu gì ở ngôi chùa nổi tiếng Hà Nội ?

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ nhất tại Hà Nội mà bất kỳ ai cũng phải ghé qua khi đặt chân đến đây. Ngôi chùa này nổi tiếng là linh thiêng và có nét kiến trúc vô cùng độc đáo. Chùa Trấn Quốc còn gắn liền với những thăng trầm lịch sử của nước Việt.

Thuyết minh về chùa Trấn Quốc Hà Nội

tìm hiểu về chùa Trấn Quốc
tìm hiểu về chùa Trấn Quốc ở Hà Nội

Chùa Trấn Quốc ở đâu ?

Chùa Trấn Quốc nằm trên hòn đảo duy nhất của hồ nước ngọt lớn nhất Hà Nội – hồ Tây, gần cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Ngôi chùa được bao bọc bởi sông nước mênh mông tạo nên phong cảnh hữu tình, trong lành khiến cho bất kỳ phật tử nào tới đây cũng cảm thấy thư thái, an nhiên, dễ chịu. Chùa như một hòn đảo nổi thanh bình, yên tĩnh giữa trung tâm thủ đô ồn ào, náo nhiệt, xô bồ.

Không gian tâm linh, thiết kế bên trong của Chùa Trấn Quốc cổ nhất Hà Nội cổ nhất Hà Nội
Không gian tâm linh, thiết kế bên trong của Chùa Trấn Quốc cổ nhất Hà Nội cổ nhất Hà Nội

Lịch sử chùa Trấn Quốc

Lịch sử chùa gắn liền với những thăng trầm lịch sử của Hà Nội. Chùa Trấn Quốc có tên khai nguyên là chùa Khai Quốc được xây dựng vào năm 541 thời Tiền Lý, dưới thời vua Lý Nam Đế. Ngôi chùa được xây dựng cạnh sông Hồng tại thôn Yên Hoa nay là Yên Phụ. Đến thời vua Lê Thái Tông chùa được đổi tên là chùa An Quốc.

ấn Quốc – ngôi chùa đẹp bậc nhất thế giới bình yên giữa lòng Hà Nội cổ
ấn Quốc – ngôi chùa đẹp bậc nhất thế giới bình yên giữa lòng Hà Nội cổ

Chùa Trấn Quốc nổi tiếng linh thiêng từ ngàn xưa, được mệnh danh là danh thắng bậc nhất kinh kỳ. Nơi đây là nơi các vua chúa thường xuyên ngự giá đến cúng lễ, vãn cảnh nhất là vào thời Lý, Trần. Nhà vua cho xây dựng nhiều hành cung phục vụ việc nghỉ ngơi, thư giãn. Dưới các đời chúa Trịnh nơi đây còn là nơi vui chơi cho vua và các quan. Sau khi chúa Trịnh bị diệt, vua Lê Chiêu Thống đã ra lệnh đốt hết những nơi chúa Trịnh đã ở trong đó có khu vực chùa. Nhờ sự bảo vệ của nhân dân mà binh lính chỉ đốt những phòng dựng trên bè nổi quanh chùa nên ngôi chùa vẫn còn nguyên vẹn.

Cảnh đẹp về đêm từ chùa Trấn Quốc
Cảnh đẹp chùa về đêm từ giữa lòng Hà Nội

Dưới thời vua Lê Kinh Tông do bãi sông bị sạt lở nên chùa được dời đến một hòn đảo nhỏ trên hồ Tây gọi là Kim Ngưu – Đảo Cá Vàng – chính là địa điểm chùa hiện tại. Nơi đây được các vua nhà Lý dựng cung Thúy Hoa làm nơi hóng mát, xem đánh cá, đua thuyền. Vào đời Trần nơi đây cũng được dựng điện Hàn Nguyên làm nơi vua rong chơi, hóng mát. Đến thời vua Lê Hy Tông, chùa được đổi tên thành chùa Trấn Quốc.

Theo sử sách ghi lại, vào thời vua Lê Thần Tông người dân hai làng Yên Quang và Yên Phụ đã cùng nhau đắp đập Cố Ngư nay là đường Thanh Niên chắn ngang hồ, ngăn thành hồ nhỏ, chính là hồ Trúc Bạch ngày nay. Cùng với đó, con đường từ đập Cố Ngư đi vào chùa cũng được hình thành.

Năm 1624 và năm 1628 chùa Trấn Quốc được tu sửa. Năm 1639 chùa được dựng thêm cổng lầu, hậu đường, hành lang tả hữu với quy mô lớn hơn cùng rất nhiều hình chạm trổ khéo léo, tinh xảo. Năm 1815, năm Gia Long thứ 14 chùa tiếp tục được trùng tu và được đúc thêm chuông, tượng với quy mô hoành tráng giúp chùa trở nên tráng lệ, uy nghi hơn.

Năm 1842 vua Thiệu Trị đến thăm chùa ban một đồng tiền vàng lớn và 299 quan tiền để tu bổ lại chùa đồng thời đổi tên chùa thành chùa Trấn Bắc nhưng nhân dân vẫn quen gọi là chùa Trấn Quốc cho đến tận ngày nay.

Kiến trúc chùa Trấn Quốc

Mặc dù đã qua nhiều lần tu sửa nhưng chùa Trấn Quốc vẫn giữ nguyên được những nét độc đáo trong kiến trúc. Chùa được xây dựng, sắp xếp theo trình tự, nguyên tắc khắt khe của Phật giáo. Chùa gồm nhiều lớp nhà, có ba ngôi chính bao gồm: tiền đường, thiêu hương, thượng điện nối với nhau thành hình chữ công.

Chùa Trấn Quốc Đóa Sen Phật Pháp Giữa Lòng Hồ Tây
Chùa Trấn Quốc Đóa Sen Phật Pháp Giữa Lòng Hồ Tây

Tiền đường được thiết kế hướng về phía Tây, bai bên nhà thượng điện và thiêu hương là hai dãy hành lang, phía sau thượng điện là gác chuông được thiết kế ba gian, mái chồng diêm và nằm trên trục sảnh đường chính. Bên phải là nhà tổ, bên trái là nhà bia.

Điểm đặc biệt của chùa so với những ngôi chùa cổ khác ở Hà Nội đó là vườn mộ tháp cổ độc đáo nằm ở phía sau chùa. Vườn mộ tháp này có nhiều ngôi tháp cổ từ thời Vĩnh Hựu, Cảnh Hưng vào thế kỷ 18.  Điểm nhấn nổi bật nhất tại đây đó là tòa tháp lục độ đài sen cao 15m, có 11 tầng được xây vào năm 1998.

Chùa Trấn Quốc - dấu ấn lịch sử
Chùa Trấn Quốc – dấu ấn lịch sử Hà Nội

Mỗi tầng tháp đều có 6 ô cửa hình vòm, mỗi ô đặt một pho tượng phật A Di Đà bằng đá quý. Trên đỉnh tháp có đài sen 9 tầng được gọi là Cửu phẩm liên hoa bằng đá quý. Bảo tháp này được xây dựng đối xứng với cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng khi ông đến thăm Hà Nội (1959). Không phải ngẫu nhiên bảo tháp được sắp xếp xây dựng như vậy, nó mang một ý nghĩa đặc biệt: Hoa sen tượng trưng cho đức Phật thanh tao, dù trong bất kỳ môi trường không trong sạch cũng không bị ô uế như loài hoa sen, mạnh mẽ vươn lên khỏi bùn lầy.  Bồ đề tượng trưng cho trí tuệ, tri giác vô thượng của đức Phật và lòng nhân ái của người.

Ngoài ra, chùa Trấn Quốc còn có một điểm rất độc đáo trong kiến trúc đó là cổng chùa. Nếu nhìn từ xa cổng chùa trông giống bị lệch nhưng khi đến gần lại không hề có cảm giác đó. Cổng chùa được xây chếch sang một bên với mục đích giúp nó trở nên hài hòa với lối đi cong cong mềm mại dẫn vào chùa.

Chùa  còn là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị như bộ tượng thờ tại thượng điện bao gồm những pho tượng đồng được đúc tỉ mỉ, trau chuốt, mang những ý nghĩa linh thiêng và đặc trưng riêng. Đặc biệt là pho tượng Thích Ca nhập Niết bàn. Đây là pho tượng Niết bàn đẹp nhất Việt Nam.

Chùa là nơi các tín đồ ăn chay thường xuyên đi đến

Chùa Trấn Quốc thờ ai ? Cầu gì ?

Chùa Trấn Quốc theo hệ phái Bắc Tông, bên trong các điện thờ các Phật A Đi Đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Quan Âm Bồ Tát….

Khi đến chùa, trang phục phải lịch sự và thành tâm khấn vái. Không được nói tục chửi thế và luôn giữ văn minh lịch sự ở chốn trang nghiêm cửa phật này.

Chùa nổi tiếng nhất là đáp ứng được mong muốn về cầu tài lộc .

Còn đối với những chuyện cầu về tình duyên thì chùa không thiêng bằng các ngôi chùa khác như chùa Hà cầu duyên linh nhất Hà Nội. Ở miền Nam thì có chùa Ngọc Hoàng cũng rất linh.

Thời điểm thích hợp đi chùa Trấn Quốc

Đi chùa Trân Quốc thời điểm nào trong năm?
Đi chùa Trân Quốc thời điểm nào trong năm?

Chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ linh thiêng nhất tại Hà Nội nên thu hút người dân thủ đô đến đây thắp hương, bái phật vào mùng một, rằm, các ngày lễ tết đặc biệt những ngày đầu năm chùa luôn tấp nập không chỉ người dân Hà Nội mà còn khách thập phương. Đây còn là một trong những địa điểm du lịch tâm linh thu hút khách du lịch quốc tế ghé thăm mỗi khi đến Hà Nội.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đến chùa vào bất cứ thời điểm nào trong năm để tận hưởng cảm giác an nhiên nơi cửa phật.  Nếu bạn không thích đông đúc thì hãy đến vào những ngày bình thường trong tháng.

Chùa Trấn Quốc mấy giờ mở cửa?

đi chùa Trấn Quốc khi nào
Hàng năm, chùadiễn ra những sự kiện quan trọng liên quan tới Phật giáo và nơi hành lễ của hàng triệu tín đồ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và khám phá.

Chùa mở cửa hàng ngày từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều cho các Tăng ni, Phật tử và khách du lịch đến tham quan, dâng hương.

Tuy nhiên, người dân Thủ đô Hà Nội thường ghé thăm chùa Trấn Quốc vào những ngày rằm, mùng một hoặc ngày lễ Tết để cầu bình an, hạnh phúc và tìm kiếm sự bình yên trong tâm hồn sau những ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng.

Phương tiện di chuyển đến chùa Trấn Quốc

khách nước ngoài cũng rất ưa thích ghé thăm chùa Trấn Quốc
khách nước ngoài cũng rất ưa thích ghé thăm chùa Trấn Quốc

Chùa Trấn Quốc nằm tại khu trung tâm thành phố, giao thông thuận lợi, có các tuyến xe buýt chạy qua. Bạn có thể di chuyển đến đây bằng xe máy, ô tô, xe buýt (33, 50).

Lưu ý : Giá vé vào chùa tham quan là khoảng 5.000 đồng/ người/ lượt.

Lưu ý khi đến chùa Trấn Quốc

Ý nghĩa của chùa Trấn Quốc
Ý nghĩa của chùa Trấn Quốc đối với người dân Thủ Đô

Chùa là nơi linh thiêng, cửa Phật nên khi đến chùa thắp hương, bái tế bạn nên ăn mặc kín đáo. Không mặc váy, áo hai dây, hở hang, quần đùi, không nói chuyện to, không gây ồn ào, mất trật tự, không nói tục, nói bậy. Bạn nên chuẩn bị đồ lễ trước khi đến. Không nên mua hàng hay đổi tiền lẻ tại các hàng quán gần chùa để tránh bị chặt chém. Bạn nên hỏi giá trước khi mua bất cứ đồ lưu niệm, đồ lễ hoặc gửi xe để tránh mất tiền oan.

Chùa Trấn Quốc trải qua hơn 1000 năm lịch sử vẫn đứng đó, in hằn lên mình vệt thời gian và là chứng nhân lịch sử của bao thời đại. Nơi đây đã trở thành địa điểm tâm linh linh thiêng bậc nhất Hà Thành và đang là địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi khi đến thăm Hà Nội. Nếu có cơ hội bạn nên đến đây ít nhất một lần để tâm tịnh, an yên.

Viết một bình luận

Website trực tiếp bóngá Cakhia hot