Trẻ em có nên ăn chay hay không? là thắc mắc của không ít người hiện nay. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn cũng như chia sẻ cho bạn các lưu ý cần thiết khi cho trẻ em ăn chay.
1. TRẺ EM CÓ NÊN ĂN CHAY HAY KHÔNG? CHUYÊN GIA TƯ VẤN
Ăn chay ở trẻ em có nên không? Theo nghiên cứu, trong những năm đầu đời của trẻ nguồn dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng tới sức khoẻ và cả quá trình phát triển thể chất sau này. Trẻ nhỏ cần được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng một cách hiệu quả nhất có thể, sắp xếp thời gian (trẻ em khá là bận rộn) và không gian (vì dạ dày nhỏ) là một vấn đề. Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em cao hơn người trưởng thành đặc biệt là prôtêin vì cần được tích luỹ cho cơ thể phát triển, ở người già nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn vì sự vận động của cơ thể kém người trẻ.
Thời kỳ này nếu trẻ được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ thì khả năng ốm đau sẽ được thuyên giảm đồng nghĩa với nhiều vấn đề bệnh tật được cải thiện điều chỉnh kịp thời. Về mặt bản chất ăn chay là chế độ ăn uống lành mạnh tuy nhiên cần phải thực hiện đúng cách mới đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như Vitamin, đạm và sắt.
Một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của bé như sắt, canxi, protein, vitamin B… mặc dù có nhiều trong các loại thịt, trứng sữa. Tuy nhiên nhiều loại thực vật cũng có chứa hàm lượng cao các chất này như đậu (protein cao hơn thịt), rau bina (giàu canxi, sắt)…
Do vậy có thể kết luận ăn chay ở trẻ em hoàn toàn tốt. Với chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ thực vật, ít cholesterol, trẻ em ăn chay sẽ hấp thu lượng chất dinh dưỡng lành mạnh, không chỉ cung cấp dưỡng chất cần thiết mà còn hỗ trợ cơ thể phát triển, từ đó làm giảm nguy cơ mắc béo phì cũng như một số bệnh khác. Vấn đề chính là việc xây dựng và theo dõi chế độ ăn uống.
2. TRẺ EM BAO NHIÊU TUỔI NÊN ĂN CHAY?
Một chế độ ăn chay hợp lý, khoa học, đáp ứng được các nhu cầu về dinh dưỡng hoàn toàn có thể áp dụng cho tất cả các độ tuổi và các đối tượng. Tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo rằng chế độ, hình thức ăn chay phải phụ thuộc vào thể trạng của từng người.
Trẻ em ăn chay ở độ tuổi nào hợp lý? Thực tế, vẫn chưa có một đáp án chính xác nào về độ tuổi ăn chay của trẻ em. Nhưng theo kiến nghị của các chuyên gia y tế, ngoài những em bé được sinh ra từ các bà mẹ ăn chay trường, thì các bé còn lại chỉ nên áp dụng chế độ ăn chay sau khi được 6 tháng tuổi, bởi vì ở giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi sữa mẹ là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn đầu đời.
Giai đoạn 6 tháng tuổi là lúc các con đã bắt đầu chế độ ăn dặm. Bạn hoàn toàn có thể cho bé ăn các loại bột, cháo thuần chay, tuy nhiên nên chú ý trong việc cân bằng dinh dưỡng và thường xuyên bổ sung vitamin B12, canxi, omega-3, sắt, protein cho trẻ từ nhiều nguồn khác nhau.
3. TRẺ EM NÊN ĂN CHAY TRƯỜNG HAY CHAY KỲ
Mỗi người nhìn nhận việc ăn chay và ý nghĩa của nó khác nhau, nên có nhiều chế độ ăn chay đa dạng. Chế độ ăn chay có thể cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe hay không phụ thuộc vào hình thức ăn chay.
Ăn chay có ít chất béo bão hòa hơn và nhiều ngũ cốc nguyên hạt (kể cả chất xơ), trái cây và rau hơn. Một người ăn chay có xu hướng thu được nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiamin (vitamin B1), folate, vitamin C, carotene và vitamin E hơn so với người không ăn chay.
Trẻ em nên ăn chay kỳ bởi nguồn dinh dưỡng ở những năm đầu đời của trẻ rất quan trọng. Chế độ chay kỳ kết hợp bổ sung các thực phẩm thuần chay, sữa, trứng sẽ hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
4. Những lưu ý về dinh dưỡng ăn chay ở trẻ em
Để tránh những tình huống xấu về sức khỏe cho trẻ khi thực hành ăn chay ở trẻ, bố mẹ cần tham khảo lời khuyên của bác sỹ, thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra đồng thời hãy thực hiện những lưu ý sau:
Đa dạng nguồn thực phẩm, kết hợp hai hoặc nhiều nguồn đạm trong mỗi bữa ăn. Bố mẹ nên cung cấp nhiều loại thực phẩm giàu đạm trong ngày bằng cách cung cấp đạm thực vật như đậu lăng, ngũ cốc và các đạm động vật như trứng, phô mai, sữa, sữa chua, …
Áp dụng chế độ ăn chay ở trẻ em bố mẹ cần đảm bảo con bạn thường xuyên ăn đủ lượng thức ăn giàu sắt như các loại đậu, trái cây sấy khô, ngũ cốc nguyên hạt, rau màu xanh đậm và các loại hạt.
Cho trẻ ăn một lượng nhỏ dầu từ các loại hạt để bù lại việc thiếu hụt axit béo thiết yếu do không tiêu thụ cá và các thực phẩm động vật khác.
Hạn chế cho trẻ tiêu thụ các thực phẩm nhiều đường, muối và chất béo, đồng thời tuyệt đối không cố gắng thay thế sự thiếu hụt một chất dinh dưỡng nào đó bằng cách tăng lượng tiêu thụ của một loại dinh dưỡng khác.
Thường xuyên lưu ý bổ sung vitamin và khoáng chất qua các nguồn khác cho chế độ ăn uống của bé theo chỉ định từ bác sĩ thì vấn đề trẻ em ăn chay sẽ không còn khiến bố mẹ lo lắng.
Mặc dù một đứa trẻ ăn chay có thể phát triển mạnh khỏe như trẻ ăn thịt cá, thì chế độ ăn chay vẫn đòi hỏi một sự thận trọng của cha mẹ. Hy vọng những thông tin chia sẻ về kiến thức về trẻ em ăn chay ở trên đã giúp bố mẹ có cách nhìn đúng nhất về hình thức ăn uống lành mạnh này. Từ đó lựa chọn trường phái thích hợp cũng như có được một thực đơn khoa học, dinh dưỡng cho con yêu của mình.