Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Chùa Hà – Ngôi chùa cầu duyên linh thiếng nhất Hà Nội

Chùa Hà là một trong những ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng nhất miền Bắc bởi vậy mà bạn đừng ngạc nhiên khi bước chân vào chùa phần đông là các bạn nam thanh nữ tú thay vì các bà, các cụ, các vị trung niên. Ngoài ra ngôi chùa còn có lịch sử lý thú và kiến trúc tinh tế, độc đáo mang đậm dấu ấn triều đại xây dựng.

1. Tìm hiểu về chùa Hà

tìm hiểu về chùa Hà
tìm hiểu về chùa Hà – ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhât Hà Nội

Chùa Hà nằm ở đâu?

Chùa Hà tọa lạc tại phố Chùa Hà, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Chùa được xây dựng dưới thời vua Lý Thánh Tông, có tên chữ là Thánh Đức Tự. Nhiều người tự hỏi ngôi chùa này phải chăng thờ ông Tơ bà Nguyệt mà lại nổi tiếng là cầu duyên linh nghiêm. Nhưng sự thật thì chùa Hà không hề thờ hai vị thần này.

Tại sao cầu duyên ở chùa Hà rất linh nghiệm?

kiến trúc của chùa Hà
kiến trúc của chùa Hà – chùa linh thiêng nổi tiếng Hà Nội

Khi bước vào chùa, bạn sẽ thấy ngôi chùa có kết cấu riêng biệt thành từng khu với những ban thờ Phật, thờ Mẫu riêng. Chùa Hà hiện đang thờ Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật, tam tòa Thánh Mẫu, thành hoàng làng Triệu Chí Thành, tướng Triệu Việt Vương.

Mặc dù không thờ phụng ông Tơ, bà Nguyệt nhưng lạ kỳ thay, các bạn trẻ lẻ bóng đến đây khấn cầu để được mối nhân duyên hạnh phúc đều có kết quả viên mãn.

Cứ như vậy người này rỉ tai người kia, chùa Hà bỗng chốc trở nên nổi tiếng về cầu duyên. Vì vậy mà người Hà Nội thường nhắc rằng: cầu công danh, tài lộc thì đi lễ phủ Tây Hồ, cầu bình an thì đến chùa Trấn Quốc nhưng cầu duyên thì nhất định phải đến chùa Hà.

2. Lịch sử hình thành chùa Hà

Chùa Hà ở đâu? Khám phá ngôi chùa cầu duyên linh thiêng
Chùa Hà ở đâu? Khám phá ngôi chùa cầu duyên linh thiêng

Lịch sử chùa Hà gắn liền với hai truyền thuyết ở hai triều đại Lý và Lê.

  • Truyền thuyết thứ nhất, dưới thời vua Lý Nhân Tông, mặc dù đã 42 tuổi nhưng nhà vua vẫn chưa có người con trai để kế nghiệp nên đã đến chùa Thánh Chúa để cầu tự. Trên đường trở về vua có đi qua chùa Hà để thắp nhang và ban cho tiền bạc trùng tu lại chùa. Từ đó về sau chùa có tên là Thánh Đức tự.
  • Truyền thuyết thứ hai, dưới thời vua Lê Thánh Tông, để bày tỏ lòng biết ơn của mình tới các vị đại thần như Đinh Liệt, Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí đã bảo vệ mình, phế bỏ Lê Nghi Dân đưa người lên ngôi vua vào năm 1460, ông đã cho xây dựng chùa Hà.

Theo thời gian, ngôi chùa đã bị phá hủy nhiều lần bởi chiến tranh. Năm 1680 ngôi chùa được xây lại bằng gạch vồ, lợp lá gồi nên người dân gọi là chùa Vồi. Dưới thời vua Lê Hy Tông, có hai người quê ở làng Thổ Hà, Bắc Giang qua chùa bán đồ gốm sứ, buôn bán rất thuận lợi, phát đạt nên họ đã công đức một số tiền lớn để xây dựng lại chùa bằng gạch ngói.

Nguồn gốc tên gọi chùa

Từ đó trở đi, người dân hai làng Dịch Vọng và Thổ Hà kết nghĩa đặt tên xóm có ngôi chùa là Bối Hà, gọi nôm là chùa Hà. Vào những ngày kỵ hàng tháng, hàng năm ở Thổ Hà, người dân xóm Bối Hà sẽ cử đoàn đại biểu sang lễ và ngược lại.

Cho đến hiện nay, ban quản lý di tích chùa và phường Dịch Vọng đã xây dựng, tu bổ lại chùa Hà khang trang, bề thế, tam quan giữ được nguyên vẹn.

3. Kiến trúc chùa Hà

Kiến trúc chùa Hà mang đậm nét văn hóa thời đại. Cổng Tam quan được xây hai tầng, hệ thống cầu thang lên ở bên trái. Tầng trên được xây dựng theo kiểu chồng diêm, ở giữa bờ đinh mái thượng có đắp nổi hình mặt trời lửa đặt trên hổ phù, hai đầu kìm đắp hình rồng đuôi xoắn, miệng ngậm bờ nóc, mái lợp giả ngói ống. Bên trong treo chuông đồng Thánh Đức tự chung niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 7.

Chùa Hà: Ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất Hà Nội
Chùa Hà: Ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất Hà Nội

Chuông có chu vi đáy 1,8m, cao 1,2m được đúc tinh xảo. Phía trên bốn múi chuông có khắc nội dung văn chuông, phía dưới được khắc tứ linh long ly quy phượng cách điệu rất sống động. Phía trên là hai con bồ lao đầu nhìn về hai phía, bốn chân gắn chặt vào chuông. Phía dưới chia làm ba gian có 12 cột trụ xây nổi trên mặt tường. Cổng Tam quan có ba vòm cửa, hai cửa lách nhỏ, cửa giữa rộng.

Phía sau cổng Tam quan lần lượt là vườn cây xanh, hồ bán nguyệt, cây đa, sân chùa. Bên cạnh hồ bán nguyệt là bia đá bốn mặt Thánh Đức tự ti mới được phục chế. Trên ba mặt của bia đều được khắc văn tự chữ Hán có nội dung giống với nội dung được lưu tại Thư viện của Viện nghiên cứu Hán nôm. Mặt còn lại khắc chữ quốc ngữ. Bên phải trước cửa chùa có đặt 18 tấm bia hậu được làm vào cuối thời Nguyễn ghi lại việc tu sửa, gửi hậu tại chùa.

kiến trúc của chùa Hà
chùa Hà đông người và các dịp lễ

Chùa Hà được xây dựng, kết cấu kiểu chữ Đinh bao gồm: Tiền đường, Thượng điện, Tam bảo năm gian. Chùa nhìn ra hướng tây. Tòa Phật điện của chùa được sắp xếp theo nhiều lớp. Lớp trên cùng là ba pho Tam thế thường trụ diệu pháp thân, đại diện cho đức Phật ở hiện tại, quá khứ, tương lai. Lớp tiếp theo là tượng A Di Đà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát.

Phía dưới tượng A Di Đà là tượng A Nan Bà, Đức Ông. Phía ngoài chính điện giáp với đại bái là tượng Thích Ca sơ sinh. Cuối cùng là lớp tượng ở nhà bái đường, nổi bật với tượng Thiên Tướng Hộ pháp cao lớn mặc áo giáp vàng ngồi trên con sấu. Hai bên đầu  hồi đặt tám vị Thần Vương Hộ pháp.

Sau chính điện là Điện Mẫu, phía trước là phương đình, phía sau là Thần điện. Bên trong phương đình là đỉnh hương, đôi hạc lớn. Phía sau là nhà bái đường được thiết kế gồm năm gian theo lối kiến trúc cổ. Gian giữa đặt Mẫu Thượng Thiên mặc trang phục màu đỏ, bên trái là Mẫu Thượng Ngàn mặc trang phục màu xanh, bên phải là Mẫu Thủy mặc trang phục màu trắng. Ngoài ra, nhà bái đường còn có các tượng ông hoàng, bà chúa và một số cô cậu khác. Bên trái hồi có bức phù điêu Bát Tiên vô cùng sống động. Phía dưới cùng của Điện Mẫu là bàn thờ Ngũ Hổ thần quan với năm mãnh hổ có màu sắc khác nhau.

4. Thời điểm thích hợp đến chùa Hà

Cũng giống như những ngôi chùa khác, chùa Hà thường rất tấp nập vào mồng Một, ngày Rằm hàng tháng và đặc biệt là vào những ngày thường ngôi chùa này vẫn không ngớt các nam thanh, nữ tú đến chùa cầu duyên.

Chùa Hà ở đâu, thờ ai, mở cửa từ mấy giờ? Kinh nghiệm đi chùa Hà
Chùa Hà ở đâu, thờ ai, mở cửa từ mấy giờ? Kinh nghiệm đi chùa Hà

Ngoài ra, bạn có thể ghé chùa Hà vào những dịp lễ hội như 12/2 âm lịch hàng năm là ngày lễ hội của chùa với mong muốn cầu phúc, mưa thuận gió hòa và sức khỏe. Ngày 11/1 âm lịch kỷ niệm ngày sinh của Thành hoàng Triệu Chí Thành. Ngày 12/8 âm lịch kỷ niệm ngày hóa của Thành hoàng.

5. Đi chùa Hà cầu duyên như thế nào?

Chùa Hà được mệnh danh là ngôi chùa mà “khi đi lẻ bóng, khi về có đôi”. Để cầu duyên thành công, khi vào chùa bạn làm một lá sớ lễ rồi đặt tại ban Tam tòa Thánh Mẫu để các vị Thánh Mẫu chứng giám, ban duyên cho người cầu.

Đâu phải chỉ mỗi Chùa Hà, còn 4 ngôi chùa khác CẦU TÌNH ĐƯỢC NGAY sát xịt Hà Nội
Đâu phải chỉ mỗi Chùa Hà, còn 4 ngôi chùa khác CẦU TÌNH ĐƯỢC NGAY sát xịt Hà Nội.

1. Cách chuẩn bị mâm lễ

Bạn có thể tới trước cổng chùa nhờ cụ ông viết sớ viết giúp. Bạn nên chuẩn bị các mâm lễ đặt tại ban Tam Bảo, Đức Ông, ban thờ Mẫu như sau:

  • Mâm lễ tại ban Tam Bảo bao gồm một thẻ hương, một vỉ nến, một hộp bánh kẹo, hoa quả, hoa tươi và sớ ban Tam Bảo. Lưu ý, ban Tam Bảo thờ Phật nên bạn không nên chuẩn bị đồ cúng là món mặn và không cúng tiền vàng tại đây.
  • Mâm lễ tại ban Đức Ông bao gồm rượu, chè, thuốc, tiền vàng, đồ mặn và sớ ban Đức Ông. Hoặc bạn có thể chuẩn bị mâm lễ giống như mâm bên Tam Bảo và có thêm một thếp tiền vàng.
  • Mâm lễ tại ban thờ Mẫu gồm 5 bông hoa hồng đỏ, tiền vàng, trầu cau, bánh kẹo, tiền lẻ và sớ cầu duyên.

2. Trang phục khi cầu duyên

Khi đi cầu duyên tại chùa Hà, bạn nên làm lễ và khấn thành tâm, nên đi một mình và soạn lễ đơn giản, không quá cầu kỳ. Đặc biệt, bạn nên ăn mặc kín đáo, nghiêm túc, không nói những lời báng bổ, không tốt về người khác. Không làm ồn, khấn quá to tại chùa và hãy tắt chuông điện thoại.

cầu duyên tại chùa Hà nên ăn mặc kín đáo
cầu duyên tại chùa Hà nên ăn mặc kín đáo và khấn thành tâm

3. Quy trình lễ khấn

  1. Đầu tiên dâng ban Tam bảo
  2. Sau đó đến ban thờ Đức Ông rồi
  3. Cuối cùng là đến Điện thờ Mẫu.

Thắp hương theo thứ tự từ: lư hương, ban Tam bảo, Đức Ông, ban Thánh Hiền đến điện thờ Mẫu và nhớ thắp một nén sau đó vái 3 vái.

Thắp hương xong thì khấn vái như sau:

  • Ban Tam bảo thì cầu bình an
  • Ban Đức Chúa Ông thành tâm xin công danh tài lộc,
  • Ban Thánh Hiền xin học tập tốt hoặc tâm được khai sáng.
  • Vái cả Đức Hộ Pháp cùng Thập Nhị Diêm Vương trái, phải 2 bên.

Lưu ý: Bỏ tiền công đức tùy tâm .Sau khi rời chính điện thì nên đến bàn thờ Tam tòa Thánh Mẫu.

4. Cách cầu duyên ở đền nhà thờ Mẫu

đầu xuân đi chùa Hà cầu duyên
đầu xuân đi chùa Hà cầu duyên
  1. Cần phải bỏ giầy dép ở ngoài, trang phục tác phong lịch sự
  2. Quỳ xuống chắp tay lại
  3. Mặt hướng lên trên và nhẩm theo bài khấn cầu duyên ( tham khảo bài bên dưới).
  4. Tiếp tục quỳ nhưng mặt hướng xuống vái ngũ Hồ và quan Âm Dinh dưới ban Mẫu.
  5. Đứng lên vái 2 ban thờ Sư Tổ và Địa Tạng Vương Bồ Tát ở 2 bên

Có thể sang đình Bối Hà bên tay phải  để cầu bình an và tài lộc. Nếu bạn không khấn xin gì ở đây thì chỉ cần vái 3 vái là được.

Sau khi hương cháy được 2/3 thì quay lại lễ tạ ở các ban và hóa sớ, tiền vàng.

Trước khi ra về đi qua cửa đừng quên vái lạy 2 vị đứng coi cửa chùa.

Với các bước trên bạn đã hoàn thành buổi lễ cầu duyên tại ngồi chùa linh thiêng này rồi.

5. Bài khấn cầu duyên tại chùa Hà

Nam mô A di đà Phật, nam mô A di đà Phật, nam mô A di đà Phật.

Kính lạy đức Ngọc Hoàng Thượng Đế

Kính lạy đức Cửu trùng Thanh Vân lục cung Công chúa

Kính lạy đức Thiên tiên Quỳnh Hoa Mẫu Liễu Hạnh

Kính lạy đức Đệ Nhị Bà Chúa Sơn Lâm Mẫu Thượng Ngàn

Kính lạy đức Đệ Tam Mẫu Thoải

Con tên là:…

Sinh ngày:… (Âm lịch)

Ngụ tại:

Hôm nay ngày… (Âm lịch), con đến chùa (hay Thánh Đức Tự) thành kính dâng lễ đội ơn Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thoải đã phù hộ độ trì cho gia đạo con trong thời gian qua – phần tạ.

Chúng con người trần mắt thịt, nếu có điều gì lầm lỡ, kính mong các Mẫu đại xá tha thứ cho. Con xin hứa sẽ cố gắng sửa đổi bản thân tốt hơn, nguyện làm việc thiện, tránh xa những việc ác – phần sám hối và hứa.

Cúi xin các Mẫu xót thương cho con vì nay nhân duyên cho hôn nhân trăm năm chưa đến mà ban cho con duyên lành như ý nguyện. Cho con gặp được người… (đoạn này viết cầu xin bạn đời như thế nào tùy mỗi người ), tâm đầu ý hợp, chung thủy bao dung. Cho con sớm có người nên duyên đôi lứa cùng chia sẻ buồn vui trong cuộc sống hoặc cho con sớm nên duyên vợ chồng (nếu đã muốn tiến đến hôn nhân) – phần xin.

Con nay lễ bạc tâm thành trước các Mẫu, cúi xin được phù hộ độ trì để có nhân duyên như sở nguyện.

Nam mô A di đà Phật, nam mô A di đà Phật, nam mô A di đà Phật.

Cẩn cáo (nói xong vái 3 vái) – kết thúc phần lễ.

Lưu ý khi đi chùa Hà

Cổng trước chùa Hà đông tấp nập người vào dịp lễ
Cổng trước chùa Hà đông tấp nập người vào dịp lễ

Đến chùa Hà và bất kì ngôi chùa linh thiêng khác thì cần tuân thủ như sau . :

  • Không mặc đồ ngắn, hở hang, mặc váy phải dài và kín đáo.
  • Tắt tiếng điện thoại, không nên nghe gọi trong khuôn viên chùa.
  • Không văng tục, chửi thề, nói lời báng bổ không tốt khi vào chùa.
  • Không chụp ảnh, đùa nghịch làm hỏng cảnh quan chùa.
  • Làm lễ cầu xin chỉ dành cho những người duyên chưa tới, còn ai có tình duyên rồi mà đến cầu hoặc đi một cặp đôi thì sẽ trở thành tan vỡ sau khi về.
  • Khấn vái nên nhỏ tiếng, không khấn quá to làm ồn đến mọi người xung quanh.
  • Tùy vào mỗi người mà xin 1 lần hay nhiều lần tình duyên mới đến, cũng như đến chậm hay nhanh.
  • Xin nên toàn tâm toàn ý, cầu cho gặp được chân ái của đời mình. Không phải chỉ cầu tình yêu đơn thuần.

Chùa Hà hiện đang là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Hà Nội về cầu tình duyên, nếu bạn đang lẻ bóng, chưa tìm được nửa kia của mình thì hãy dành thời gian ghé qua ngôi chùa linh thiêng này để được như sở nguyện.

Viết một bình luận