“Tháng tư đong đậu nấu chè/ ăn tết đoan ngọ trở về tháng năm”. Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy nó có ý nghĩa gì? Mâm cúng tết đoan ngọ gồm những gì? Cùng tìm hiểu nhé!
1. TẾT ĐOAN NGỌ LÀ GÌ? NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA
Theo sách Phong Thổ Ký, tết Đoan Ngọ được gọi là tết Đoan Dương, đoan ngọ là bắt đầu giữa trưa, đoan là mở đầu và ngọ là giữa trưa. Còn Dương là mặt trời là khí dương, đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Truyền thuyết về lịch sử tết ngày mùng 5 tháng 5 được lưu truyền khác nhau ở các nước như Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản
– Nguồn gốc tết Đoan Ngọ theo truyền thuyết Trung Quốc
Ở Trung Quốc có truyền thuyết là vị trung thần Khuất Nguyên thời vua Hoài Vương. Tương truyền ông là tác giả bài thơ Ly Tao (thuộc thể loại Sở từ) nổi tiếng trong văn hóa cổ Trung Hoa, thể hiện tâm trạng buồn vì đất nước suy vong với hoạ mất nước.
Khuất Nguyên bị bọn gian nịnh thần ghét, chúng bày kế để vua thử lòng trung thành của Khuất Nguyên bằng cách ra lệnh cho ông nhảy sông tự vẫn. Thì “Quân sử thần tử, thần bất tử bất trung” vua bảo bề tôi chết bề tôi không chết là bất chung. Thế là Khuất Nguyên bị xử oan nhưng vẫn tuân lệnh vua là trầm mình xuống sông tự vẫn đúng vào giờ ngọ ngày 5/5 âm lịch.
Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh, lấy bỏ gạo vào ống tre rồi thả xuống sông cúng Khuất Nguyên.
– Theo truyền thuyết tại Việt Nam
Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi là bằng cái tên dân dã hơn là Tết giết sâu bọ. Có truyền thuyết kể rằng. Vào một ngày sau vụ mùa, nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bọ năm ấy lại kéo dày ăn mất cây trái, thực phẩm đã thu hoạch. Nhân dân đau đầu không biết làm cách nào để có thể giải được nạn sâu bọ này, bỗng nhiên có một ông lão từ xa đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cho dân chúng mỗi nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân làm theo chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rã rượi. Lão ông còn bảo thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng.
Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã đi đâu mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là ngày “Tết diệt sâu bọ”, có người gọi nó là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
– Một số phong tục trong ngày tết Đoan Ngọ
+ Người Việt Nam còn gọi Tết Đoàn Ngọ là “Tết giết sâu bọ” vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh, giết bớt các loài sâu bọ có hại.
+ Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam gắn liền với bánh ú tro ( hay còn gọi là bánh gio), rượu nếp và trái cây để giết sâu bọ trong người. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ giun sán trong người sẽ bị chết hết. Mọi người ăn rượu nếp tức thì sau khi ngủ dậy, nhiều người còn tắm nước lá mùi để tẩy trừ sâu bọ.
+ Vào ngày này người ta đi cúng tổ tiên vào giờ Ngọ, đi hái thuốc vào giờ Ngọ (khi mặt trời đứng bóng). Người ta tin rằng vào giờ này tất cả các thứ lá cây đều hấp thụ được một loại khí thiên nhiên nào đó, và nó trở thành một thứ dược liệu trị được rất nhiều thứ bệnh (lá đó gọi chung là lá mùng 5 tháng 5).
2. CÁCH BÀY MÂM CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ
Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam gắn liền với bánh ú tro ( hay còn gọi là bánh gio), rượu nếp và trái cây để giết sâu bọ trong người. Người ta tin rằng khi ăn món ăn đầu tiên trong ngày này thì sâu bọ giun sán trong người sẽ bị chết hết. Sau đây là gợi ý về một số các món ăn bày lên mâm cúng tết Đoan Ngọ để các bạn cùng tham khảo:
– CÁCH CHẾ BIẾN BÁNH Ú TRO CHẤM MẬT
- Thời gian chuẩn bị: 15 phút
- Thực hiện: 25 phút
- Số lượng: 4
Nguyên liệu chuẩn bị làm bánh ú tro chấm mật
- 1,5 kg gạo nếp ngon
- 1,5l nước tro
- Lá rong loại bé hoặc lá rong giềng
- Mật mía
Thực hiện làm bánh ú tro chấm mật
- Gạo nếp vo nhiều lần cho sạch (khi thấy nước trong không còn màu đục) thì đổ gạo vào 1 cái xoong hoặc âu và ngâm trong nước lạnh có hòa 1 ít muối trong khoảng 5-6 tiếng, rồi đãi lại bằng nước sạch.
- Ngâm gạo nếp vào nước tro, mực nước ngập mặt gạo, ngâm trong 20-22 tiếng. Nếu là tro tàu thì ngâm trong 3-4 tiếng. Thỉnh thoảng khi ngâm bạn thủ bằng cách bóp nhẹ hạt gạo nếp vỡ nhẹ là gạo đã ngâm đủ.
- Sau khi gạo nếp ngâm nước tro thì xả lại nhiều lần với nước lạnh cho thật sạch. Có thể xóc thêm ít muối (1,5kg gạo thì hết 20g muối). Để gạo cho ráo nước.
- Chọn các lá dòng lành và có độ già vừa phải sau đó đem rửa sạch rồi chần qua nước sôi cho bớt phần diệp lục của lá.
- Gói bánh: Xếp 2 lá lên trên nhau, để phần mặt lá xuống dưới. Múc gạo dàn đều lên lá. Cuộn lá lại và dụng lạt hoặc dây buộc chặt.
- Xếp bánh gio vào nồi, đổ ngập nước vào nồi trong 2-2,5 tiếng là bánh nhừ. Khi thấy nước cạn thì tiếp thêm nước sôi vào cho ngập bánh. Không cho nước lạnh sẽ làm bánh không chín được. Khi bánh chín, vớt ra rửa lại bằng nước sạch và để ráo nước.
LƯU Ý: Bánh gio ăn nguội và chấm cùng mật mía thì ngon hết biết. Bánh gio có vị ngái ngái nồng nồng của nước tro, nhưng khi ăn sẽ thấy vị thanh mát, rất tốt cho đường tiêu hóa đây.
Bạn cũng có thể tham khảo nhiều hơn các công thức nấu bánh chay ngon qua bài viết: Gợi ý 6 thực đơn và cách làm các món chay ngày tết
– CÁCH NẤU CHÈ KÊ
Chè kê nấu cùng đậu xanh có tác dụng giải nhiệt. Tiết trời đầu tháng 5 nắng nóng, dễ sinh các bệnh nhiệt trong người, chè hạt kê, đậu xanh được nhiều gia đình lựa chọn làm món tráng miệng.
- Thời gian chuẩn bị: 20 phút
- Thực hiện: 30 phút
- Số lượng: 4
Nguyên liệu chuẩn bị làm chè kê
- 300 gam đậu xanh đã bỏ vỏ
- 200g hạt kê
- Bánh đa nướng
- 200gam đường phèn
- 2 nhánh lá dứa
Thực hiện làm chè kê
- Sơ chế: Hạt kê, đậu xanh vo sạch, lọc bỏ mày của hạt kê, sau đó ngâm với nước lạnh trong khoảng 15-20 phút đến khi nở ra.
- Đun sôi 0,5 lít nước cho đậu xanh vào bấu trước, quấy đều, đun đậu 15 phút với lửa trung bình, đậu mềm cho tiếp hạt kê vào (lưu ý không đảo kê, cho kê bên trên lớp đậu xanh) nấu tiếp trong khoảng 15-20 phút để đậu và kê dừ. Cho tiếp một nhánh là dứa vào nấu cùng.
- Lấy đường phèn nấu với 0,5 lít nước, để nhỏ lửa, khuấy đều tay cho đường tan hết, đun tiếp đến khi nước đường hơi sánh lại, cho một nhánh lá dứa vào giúp tạo mùi thơm.
- Trút nước đường còn nóng vào với đậu và hạt kê, nhặt bỏ lá dứa ra, để lửa lớn vừa (không để lửa lớn quá sẽ khiến đáy nồi bị cháy, còn nếu để lửa nhỏ quá sẽ không đủ nhiệt lượng làm chín chè), quyện nhanh, đều tay cho các nguyên liệu quyện đều vào nhau.
- Khi các nguyên liệu quện vào nhau thì tắt bếp múc chè ra bát, chè kê được ăn cùng với bánh tráng sẽ ngon hơn.
Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về cách làm các món chè chay qua bài viết: 3 cách làm các món chè chay ngon giải nhiệt từ nha đam,hạt sen,…
– GỢI Ý NẤU RƯỢU NẾP
- Thời gian chuẩn bị: 30 phút
- Thực hiện: 90 phút
- Số lượng: 4
Nguyên liệu chuẩn bị làm rượu nếp
- 300 gam đậu xanh đã bỏ vỏ
- 200g hạt kê
- Bánh đa nướng
- 200gam đường phèn
- 2 nhánh lá dứa
Thực hiện làm rượu nếp
- Men rượu đem giã mịn hoặc cho vào máy xay xay cho tơi bột. Gạo nếp cho ra rá, vo sạch, nhặt hết bụi bẩn, mày trấu. Vo xong để ráo nước tự nhiên (Lưu ý là bạn không cần vo kỹ quá để tránh làm mất lớp cám dinh dưỡng của gạo).
- Nấu cơm nếp: Cho gạo nếp vào nồi cùng 1 thìa cafe muối sau đó trộn đều rồi cho vào thêm 1 lít nước rồi đem nấu chín.
- Làm cơm rượu: Đánh tơi cơm nếp đã nấu, xới cơm ra một khay phẳng, dàn đều và để cơm được nguội tự nhiên. Trong lúc chờ cơm nguội, bạn pha 2 thìa cafe muối với khoảng 600ml nước âm ấp.
- Đem phần men đã làm tơi bột chia làm 2 phần, rắc toàn bộ phần men thứ nhất lên bề mặt cơm. Rắc xong, lật mặt kia của cơm lên và rắc nốt phần còn lại. Cuối cùng, bạn dùng thìa và đũa đảo để cho men ngấm đều và kỹ vào với cơm.
- Nhúng tay vào bát nước muối ấm đã chuẩn bị sau đó lấy từng phần cơm nhỏ và nắm chặt lại. Nắm cơm xong, bạn cho chỗ cơm này vào tô/bát sạch rồi bọc kín và để vào nơi khô ráo, thoáng mát từ 2 đêm 3 ngày là có thể thưởng thức.
– CHUẨN BỊ HOA QUẢ
Hoa quả là thứ không thể thiếu trong mâm cúng tết Đoan Ngọ, bạn có thể bày lên mâm cỗ các loại quả như: vải, mận, đào, chôm chôm, mít, dưa hấu…
Một số loại hoa quả bày trên mâm cúng tết Đoan Ngọ dân tộc
Trên đây là một số tin tức để các bạn hiểu hơn về một cái Tết truyền thống của Việt Nam ta, hy vọng những thông tin mà amthucdochay.com chia sẻ trên đây là hữu ích với bạn!
- Tham khảo thêm các bài viết khác về mâm cỗ tết thanh minh
Chúc bạn và gia đình cùng đón một cái tết vui vẻ và đầy năng lượng.