Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục ăn chay ngày vía Quân Âm Bồ Tát

Ngày vía Quan Âm là ngày gì? Tại sao phải ăn chay ngày vía quan âm? Cùng chúng tôi đi tim câu trả lời qua bài viết dưới đây!

1. NGUỒN GỐC ĂN CHAY NGÀY VÍA QUAN ÂM

Quan Thế Âm Bồ Tát là người luôn quan sát, lắng nghe tiếng kêu cứu khổ từ chúng sinh trong nhân gian để đến cứu. Ngài mang long từ bi, nhân ái, vị tha để đi cứu tất cả mọi người, không phân biệt ai cả giống như một người mẹ luôn bảo vệ những người con của mình.

Ngày vía Quan Âm là ngày gì và cần làm những gì?
Ngày vía Quan Âm là ngày gì và cần làm những gì?

Trong Kinh Bi Hoa, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từng nói rằng, Đức Quân Âm là thái tử, con trai của vua Vô Tránh Niệm. Lúc đó, có một vị Phật danh là Bảo Tạng Như Lai đã nhận thức được các đạo lý tối cao phát tâm bồ đề, thành kính dâng lên Phật, các vị chư tăng thức ăn. Nhờ sự chân thành, tôn kính tu tập Vua và thái tử đã được chứng thành Phật. Vua lấy hiệu là Phật A Di Đà, còn Thái tử được chứng là bậc Đại Bồ Tát, hiệu là Quan Thế m giúp chúng sinh muôn nơi thoát khỏi khổ đau, sớm có ngày thành đạo.

Bồ tát Quan Thế Âm tượng trưng cho sự yêu thương, cho sự đại từ, đại bi. Ở nơi đâu có khổ đau, có khó khăn thì Ngài luôn xuất hiện ở đó, giúp đỡ mọi người vượt qua khó khăn của mình. Đó chính là nguồn gốc của hình thức ăn chay ngày vía quan âm.

2. NGÀY VÍA QUAN ÂM LÀ NHỮNG NGÀY NÀO?

Một năm có 3 ngày là ngày vía Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật tử ở khắp mọi nơi trên thế giới đều hướng về ăn chay, làm lễ ngày vía Quan.

Ngày vía Quan Âm là ngày gì và cần làm những gì?
Ngày vía Quan Âm là ngày gì và cần làm những gì?

Trong đó:

  • Ngày 19 tháng 2 âm lịch là ngày Quán Thế Âm Đảng Sanh.
  • Ngày 19 tháng 6 âm lịch là ngày Quán Thế Âm thành đạo.
  • Ngày 19 tháng 9 âm lịch là ngày Quán Thế Âm xuất gia.

3. Ý nghĩa ăn chay ngày vía quan âm

Tưởng nhớ đến lòng từ bi của Quan Thế Âm

Trong Kinh sách, Quan Thế Âm là người có thần lực nhất chỉ sau Phật tổ, giúp cứu độ tất cả chúng sinh. Ăn chay ngày vía quan âm chính là để tưởng nhớ đến lòng từ bi phổ độ chúng sinh của Quan Thế Âm Bồ Tát.

Nhân duyên với ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm
Nhân duyên với ngày vía Bồ Tát Quán Thế Âm

Ăn chay ngày vía quan âm để nuôi dưỡng lòng từ bi

Ăn chay lạt là một phương pháp ăn uống lành mạnh, tránh không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, hướng con người quay về sự đơn giản khiêm nhường trong ăn uống, không sát sinh. Theo góc nhìn Phật giáo hình thức này nuôi dưỡng hạt giống từ bi, tu dưỡng đạo đức hoàn thiện bản thân giúp tâm hồn thanh tịnh, an yên.

Ăn chay, lạt tránh sát sinh, tránh nghiệp ác báo

Trong cuộc sống hằng ngày, vì không thấu rõ quy luật nhân quả mà con người vô tình tạo nghiệp sát sinh. Theo kinh Phật giáo nếu tạo nghiệp ở cuộc sống trần thế khi chết đi sẽ phải chịu hình phạt ở một thế giới khác. Để có thể giải thoát bản thân khỏi những nỗi khổ luân hồi thì họ phải tích công đức, thân tâm thật thanh tịnh. Ăn chay ngày vía quan âm, tránh đồ ăn mặn là cách để tránh ác báo của nghiệp sát trong tâm linh của mỗi Phật tử, giữ gìn thân khẩu ý thanh tịnh.

4. Ngày vía quan âm nên tụng kinh gì?

Cùng với ăn chay ngày vía quan âm, lên chùa, tụng kinh là việc phật tử có thể làm để thể hiện tưởng nhớ, tôn kính của mình với bị Bồ tát này. Vậy ngày vía quan âm nên tụng kinh gì? Theo Phật giáo vào ngày này nên niệm Kinh Quán Thế m bồ tát cứu khổ hay gọi tắt là chú Cứu khổ.

Ngày vía Quan Âm là ngày nào, nên cúng gì giữ trọn ý nghĩa?
Ngày vía Quan Âm là ngày nào, nên cúng gì giữ trọn ý nghĩa?

Kinh Quán Thế m bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển 1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ. Phương đẳng bộ là các kinh đại thừa ngoài bốn bộ: Hoa Nghiêm, Bát Nhã, Pháp Hoa và Niết Bàn. Trong Phương đẳng bộ chia làm hai bộ chính là Bảo Tích và Đại Tập. Nếu phân loại theo hiển mật thì kinh này thuộc Phương đẳng mật chú bộ, vì có thần chú Quán Thế m bồ tát cứu khổ, gọi tắt là thần chú Cứu khổ.

5. Nên làm gì vào ngày vía quan âm?

Nếu không có điều kiện ăn chay ngày vía quan âm, lên chùa tụng kinh quan thế âm, phật tử có thể chấp tay thề nguyện 3 điều sau:

  • Thứ nhất, xin nguyện yêu thương bản thân
  • Thứ 2, xin nguyện nhẫn nhục trước mọi thuận cảnh và nghịch duyên.
  • Thứ 3, xin nguyện lắng nghe sâu sắc nỗi thống khổ của mọi người xung quanh.

Ngày nay rất nhiều người theo đạo Phật, thờ Quan Thế Âm với mong muốn Bồ tát có thể phù hộ cho gia đạo được yên bình, nhưng thực sự hiểu rõ ngày vía quan âm thờ cúng như thế nào không phải ai cũng biết.

6. Cách sắm mâm cỗ cúng ngày ngày vía Quan Âm ý nghĩa

– Sắm các lễ chay như hương, hoa tươi, quả chín, đèn, oản phẩm, xôi chè. Không nên cúng dường các đồ ăn mặn như thịt, các món có tỏi, hành,…

Ngày vía Quan Âm: Sắm lễ và các nghi thức cúng
Ngày vía Quan Âm: Sắm lễ và các nghi thức cúng

– Hoa tươi lễ Phật như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,… Không nên chọn các loại hoa dại.

– Không nên bày bàn cỗ như yến tiệc để cúng dường Phật, ta chỉ cần hương thơm, đèn sáng, hoa tươi, trái ngọt, nước trong là đủ.

Thực tế, ăn chay ngày vía quan âm, tụng kinh, sắm lễ ngày vía quan âm nếu không có điều kiện để thực hiện chúng ta chỉ cần thành tâm hướng về Ngài bởi Phật là ở trong tâm của mỗi chúng ta.

Hi vọng với các kiến thức về ăn chay trong bài viết này của chúng tôi giúp bạn phần nào hiểu rõ về hình thức ăn chay ngày vía quan âm, nguồn gốc, ý nghĩa của hình thức này. Mong rằng các phật tử gần xa có thể thành tự đức tính từ bi để tự mình hóa giải hết tất cả những nỗi khổ niềm đau, hưởng cuộc sống thanh tịnh, an yên.

Viết một bình luận