Ngày nay chay tịnh vào ngày rằm tháng 7, không chỉ Phật tử mới áp dụng mà có nhiều người cũng lựa chọn hình thức này để thực hành. Vậy thực chất ăn chay rằm tháng 7 có nguồn gốc và ý nghĩa như thế nào? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn!
1. Ăn chay rằm tháng 7 có nguồn gốc từ đâu?
Theo dân gian, tháng 7 là thời điểm Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan cho ma quỷ cũng được quay về trần thế từ ngày 2/7 sau đó đến rằm lại quay về. Chính bởi vì thế, mọi người cho rằng đây là lúc ‘âm khí xung thiên’, ma quỷ quấy nhiễu dương gian, đây là tháng xui xẻo nhất trong năm. Vì vâỵ ăn chay rằm tháng 7 kết hợp hồi hướng công đức, niệm phật để tránh những điều đen đủi.
Còn Phật giáo quan niệm, ngày rằm tháng bảy (âm lịch) hàng năm là ngày “xá tội vong nhân” và “vu lan báo hiếu”. Lễ vu lan xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Ăn chay rằm tháng 7 ngày lễ Vu lan chính là tưởng nhớ công ơn cha mẹ, tổ tiên.
Còn ngày xá tội vong nhân, cúng cô hồn liên quan đến câu chuyện của A Nan Đà và một con quỷ miệng lửa. Vào một buổi tối khi A Nan Đà đang ngồi trong tịnh thất thấy con quỷ thân thể gầy khô, miệng dài nhả lửa bước vào và cho biết 3 ngày sau ông sẽ chết. Trừ khi ngày mai A Na Đà phải thí cho bọn quỷ một bọc thức ăn đồng thời cúng đường Tam Bảo thì ông sẽ được tăng thọ, quỷ sẽ được sanh về cõi trên.
A Na Đà đem chuyện kể cho Đức Phật, Phật đặt cho bài chú là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Qủy Đà La Ni” đem tụng trong lễ cúng với ý nghĩa bố thí cầu nguyện cho loài quỷ đói miệng lửa. Dân gian hiểu rộng ra thành tục cúng cô hồn, cúng những vong hồn vật vờ không nơi nương tựa.
Cúng cô hồn hay còn gọi là Phóng diệm khẩu, thả quỷ miệng lửa được hiểu thêm nữa là tha tội cho tất cả những người chết. Do vậy mà ngày nay mới có câu tháng 7 ngày rằm là ngày xá tội vong nhân, ăn chay ngày rằm tháng 7 để vị tha của người còn sống đối với những người đã khuất, dẫu cho những hành động quá khứ lỗi lầm xưa kia…
Ăn chay ngày rằm tháng 7 có ý nghĩa gì ?
Ăn chay ngày rằm tháng 7 là thói quen được nhiều người thực hành không chỉ phật tử trong chùa mà cả phật tử tại gia mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc.
– Ăn chay để cho báo đáp công sinh thành của cha mẹ
Phật giáo rất quan trọng chữ hiếu, vào tháng 7 lễ Vu Lan ăn chay là việc phổ biến để thể hiện chữ hiếu với cha mẹ, báo đáp công đức, tưởng nhớ đến cha mẹ.
– Ăn chay ngày lễ vu lan rằm tháng 7 để cho hành thiện, tránh sát sanh
Phật giáo quan niệm ăn thịt là gián tiếp sát sinh. Tháng 7 cô hồn con người cần hạn chế sát sinh, tích đức hành thiện tránh luật nhân quả đồng thời tạo công đức. Ăn chay chính là giúp cơ thể tránh sát sinh, tạo phúc cho chúng sanh, được phù hộ khỏi ma quỷ quấy nhiễu.
– Ăn chay tích đức mong cho cha mẹ cũng được bình an khỏe mạnh
Trong Phật giáo, luật nhân – quả là quy luật, là phương pháp mà vạn vật trong trời đất hoạt động. Ăn chay ngày rằm có ý nghĩa giúp cơ thể tránh sát sanh, tránh gieo nghiệp. Từ đó có thể giảm bớt tội nghiệp, tích đức hành thiện, cha mẹ cũng cũng được bình an khỏe mạnh, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc cùng con cháu.
– Ăn chay để cho sức khỏe dồi dào, cơ thể thanh tịnh
Ăn chay 15 tháng 7 không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh mà còn có tác dụng về mặt sức khỏe. Trai giới giúp cơ thể khỏe mạnh, thanh tịnh trong tâm hồn, bình an vô sự.
Ăn chay rằm tháng 7 vừa để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng vừa giúp người ăn chay luôn thanh tịnh, tích được nhiều phước đức.
Nếu bạn đang cần xây dựng thực đơn mâm cỗ cúng rằm tháng giêng thì xem qua tại đây: https://amthucdochay.com/op-3-thuc-don-mam-co-chay-ngay-ram-ngon.html/
Hy vọng những kiến thức về ăn chay ngày rằm tháng 7 nêu trên sẽ giúp bạn có cái nhìn thấu hiểu về nét văn hóa tâm linh truyền thống. Ghi nhớ lời Phật dạy để hàng ngày tu niệm, hồi hướng công đức cho tiên nhân đặc biệt trong mùa báo hiếu.