Đối với những người có am hiểu về phong thủy, hẳn không còn xa lạ với thuật ngữ thiên can. Tuy nhiên, không phải ai cũng có sở thích tìm tòi về phong thủy. Có thể bạn chưa biết, thiên quan có mối quan hệ mật thiết với mỗi người. Vậy thiên can là gì, có ý nghĩa ra sao? Để hiểu rõ hơn về thiên can, bạn theo dõi bài viết sau của AmThucDocHay.Com
Nguồn gốc thiên can
Can chi và thiên can địa chi có được nhắc tới theo dạng bảng trong sách Ngũ hành đại nghĩa. Họ phát hiện ra cách tính thiên can trên bàn tay con người dựa theo các giáp như Bính, Giáp, Ất… Nhằm đặt tên các ngày có trong năm, gọi chung với thuật ngữ Thiên can. Đối với Mão, Dần, Sửu, Tý sẽ đại diện cho tháng trong năm, gọi là Địa chi.
Theo phong thủy, công việc nào liên quan tới trời sẽ dùng ngày (Thiên can). Còn những việc liên quan tới đất sẽ dùng tháng (Địa chi). Thiên can địa chi được bắt nguồn từ sự khác nhau luôn tồn tại của âm và dương. Trong phong thủy, ngũ hành và thiên can địa chi gồm 12 Địa chi và 10 Thiên can:
- Địa chi: Dậu, Tuất, Thìn, Sửu, Tỵ, Ngọ, Tý, Thân, Mùi, Dần, Mão, Hợi.
- Thiên can: Tân, Nhâm, Giáp, Kỷ, Bính, Đinh, Quý, Canh, Ất, Mậu.
Thiên can địa chi là gì?
Muốn hiểu chi tiết hơn Thiên can địa chi là gì, chúng ta xét hai khía cạnh khác nhau là Địa chi và Thiên can như sau:
Địa chi là gì?
Địa chi thuộc tứ trụ với hình, hại, hợp, xung, khắc. Chúng được ghép với nhật nguyệt, có ảnh hưởng không nhỏ tới số mệnh của sinh linh, cây cỏ, con người tùy theo sự hòa hợp hay xung khắc của Thiên can địa chi. Trong Địa chi gồm có: Dậu, Tuất, Thìn, Sửu, Tỵ, Ngọ, Tý, Thân, Mùi, Dần, Mão, Hợi.
Những Địa chi phía trên sẽ được chia thành dương và âm như sau:
- Địa chi thuộc âm: Tỵ, Hợi, Mùi, Sửu, Dậu, Mão.
- Địa chi thuộc dương: Tý, Tuất, Ngọ, Thân, Dần, Thìn.
Thiên can là gì?
Thiên can có nghĩa là Giáp, Kỷ, Bính, Đinh, Quý, Canh, Ất, Mậu, Tân, Nhâm. Những Thiên can vừa rồi cũng được phân thành căn dương và âm cụ thể như sau:
- Can âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
- Can dương: Canh, Giáp, Nhâm, Giáp, Mậu, Bính.
Thiên can thuộc phương vị
- Thuộc Đông: Giáp Ất
- Thuộc Tây: Canh Tân
- Thuộc Bắc: Nhâm Quý
- Thuộc Nam: Bính Đinh
- Thuộc Trung ương: Mậu Kỷ
Thiên can thuộc ngũ hành
- Thuộc Hỏa: Bính Đinh
- Thuộc Mộc: Giáp Ất
- Thuộc Kim: Canh Tân
- Thuộc Thổ: Mậu kỷ
- Thuộc Thủy: Nhâm Quý
Thiên can thuộc bốn mùa
- Mùa hạ: Bính Đinh
- Mùa Xuân: Giáp Ất
- Mùa thu: Canh Tân
- Mùa đông: Nhâm Quý
- Tứ quý: Mậu Kỷ
Thiên can tương khắc
- Ất khắc Kỷ.
- Giáp khắc Mậu.
- Đinh khắc Tân.
- Bính khắc Canh.
- Kỷ khắc Quý.
- Mậu khắc Nhâm.
- Tân khắc Ất.
- Canh khắc Giáp.
- Quý khắc Đinh.
- Nhâm khắc Bính.
Thiên can tương hợp
- Ất Canh hợp Kim
- Giáp Kỷ hợp Thổ
- Đinh Nhâm hợp Mộc
- Bính Tân hợp Thủy
- Mậu Quý hợp Hỏa.
Thiên can xung hợp là gì?
Để hiểu rõ hơn về thiên can xung hợp, chúng ta xét đến một số điều sau:
Thiên can tương hợp:
- Giáp (Dương mộc), Kỷ (Âm Thổ) hợp hóa Thổ
- Ất (Âm mộc), Canh (Dương kim) hợp hóa Kim
- Bính (Dương hỏa), Nhâm (Dương thủy) hợp hóa Thủy
- Mậu (Dương thổ) Quý (Âm Thủy) hợp hóa Hỏa
Thiên can tương khắc:
- Giáp, Ất Mộc khắc Mậu, Kỷ Thổ
- Bính, Đinh Hỏa khắc Canh, Tân, Kim
- Mậu, Kỷ Thổ khắc Nhâm, Quý Thủy
- Canh, Tân Kim khắc Giáp Ất Mộc
- Nhâm, Quý Thủy khắc Bính, Đinh Hỏa
Thiên can tương xung:
Giáp Canh tương xung, Ất Tân tương xung, Nhâm Bính tương xung, Quý Đinh tương xung, Mậu Kỷ Thổ ở giữa, do đó không xung.
Canh thuộc Dương Kim (phía Tây), Giáp thuộc Dương Mộc (phía Đông). Kim và Mộc tương khắc, Dương và Dương đẩy nhau do cùng loại. Mặt khác, phương vị của cả hai trái ngược nên tương xung. Các thiên can còn lại có sự suy diễn về tương xung tương tự.
Thiên can tương sinh
Dương sinh Âm, Âm sinh Dương chính là ấn : Giáp Mộc sinh Bính Hỏa, Ất Mộc sinh Đinh Hỏa, Bính Hỏa sinh Mậu Thổ, Đinh Hỏa sinh Kỷ Thổ, Mậu Thổ sinh Canh Kim, Kỷ Thổ sinh Tân Kim, Canh Kim sinh Nhâm Thủy, Tân Kim sinh Quý Thủy, Nhâm Thủy sinh Giáp Mộc, Quý Thủy sinh Giáp Mộc, Quý Thủy sinh Ất Mộc.
Dương sinh Dương, Âm sinh Âm là Thiên ấn: Giáp Mộc sinh Đinh Hỏa, Ất Mộc sinh Bính Hỏa, Bính Hỏa sinh Kỷ Thổ, Đinh Hỏa sinh Mậu Thổ, Mậu Thổ sinh Tân Kim, Kỷ Thổ sinh Canh Kim, Canh Kim sinh Quý Thủy, Tân Kim sinh Nhâm Thủy, Nhâm Thủy sinh Ất Mộc, Quý Thủy sinh Giáp Mộc
Ý nghĩa 10 thiên can và 12 địa chi
Sau đây là nghĩa về 12 Địa chi và 10 Thiên can bạn có thể tham khảo:
Ý nghĩa 10 thiên can
Sách Quần thư thảo dị
Dựa theo thông tin của cuốn Quần thư thảo dị, 10 thiên can sẽ mang ý nghĩa như sau:
- Ất là kéo, chỉ vạn vật được kéo lên lúc ban đầu.
- Giáp là mở, dấu hiệu tách ra của vạn vật.
- Đinh là mạnh, chỉ sự bắt đầu mạnh lên của vạn vật.
- Bính là đột nhiên, sự lộ ra đột ngột của vạn vật.
- Mậu là rậm rạp, có ý nghĩa vạn vật xum xuê.
- Canh là chắc lại, mang ý nghĩa về sự bắt đầu có quả của vạn vật.
- Kỷ là ghi nhớ, mang ý nghĩa về sự bắt đầu có hình thù để phân biệt lẫn nhau của vạn vật.
- Tân là mới, chỉ sự thu hoạch của vạn vật.
- Quý là đoán được, đo, ý muốn nói đã đo lường được mọi sự vật.
- Nhâm là gánh vác, mang ý nghĩa vạn vật được nuôi dưỡng bởi dương khí.
Qua những ý nghĩa của mỗi thiên can phía trên, có thể thấy mặt trời lặn hay mọc không liên quan gì tới thiên can. Ngược lại, chu kỳ tuần hoàn mặt trời mới ảnh hưởng tới sự phát triển, sinh sôi của vạn vật một cách trực tiếp.
Đoán vận mệnh
Theo phong thủy, để đoán vận mệnh con người thì thiên can chính là yếu tố rất quan trọng. Chi ngày và can ngày hợp thành trụ ngày ngày sinh của mỗi chúng ta. Can ngày vượng tướng, bản tính can ngày càng rõ khi không bị khắc hại. Bên cạnh đó, 10 thiên can còn dùng làm tiêu chí đánh giá, dự đoán tính tình người ấy.
Ất (mộc) thuộc âm
Thiên can này chỉ cây cỏ, cây nhỏ tính chất mềm yếu. Trong các loài mộc, Ất mộc ở đây là bậc em gái. Điều này còn có ý nghĩa về sự cố chấp, cẩn thận.
Giáp (mộc) thuộc dương
Chỉ cây to đại ngàn, đại diện cho sự cường tráng. Trong các loài mộc, giáp mộc là đàn anh. Ngoài ra, chúng còn có mang ý nghĩa ý thức kỷ luật, cương trực.
Bính (hỏa) thuộc dương
Bính hỏa chính là anh cả của hỏa, ám chỉ mặt trời rất sáng và nóng. Bên cạnh đó, bính (hỏa) thuộc dương còn mang ý nghĩa về sự nhiệt tình, hừng hực, bồng bột, hào phóng. Mặt khác, thiên can này còn mang ý nghĩa hợp các hoạt động xã giao. Rất dễ bị hiểu lầm hiếu danh, thích phóng đại.
Mậu (thổ) thuộc dương
Mậu thổ mang nghĩa anh cả của thổ. Nói về vùng đất phì nhiêu, rộng và dày, đất đê đập, ngăn cản nước lũ trên sông. Ngoài ra, thiên can này còn có ý nghĩa giỏi giao thiệp, coi trọng bề ngoài, năng lực xã giao. Tuy nhiên, lại dễ chìm trong số đông do bị mất chính kiến.
Đinh (hỏa) thuộc âm
Đinh hỏa mang nghĩa em gái của hỏa, lửa của lò bếp, của ngọn đèn. Ngọn lửa này thường không ổn định. Thời không may thì lửa yếu, gặp thời lửa mạnh. Ý muốn nói về con người mang tính cách bên trong sôi nổi, bên ngoài trầm tĩnh.
Kỷ (thổ) thuộc âm
Kỷ thổ mang nghĩa em gái của thổ, nói về mảnh đất không được phì nhiêu, phẳng rộng như mậu thổ. Tuy nhiên, trồng trọt lại rất thuận lợi. Kỷ (thổ) thuộc âm nói về tính cách tỉ mỉ, cẩn thận, chi tiết. Tuy nhiên lại không có sự bao dung.
Tân (kim) thuộc âm
Tân kim mang nghĩa em gái của kim, chỉ vàng cám, đá quý, ngọc châu. Tân (kim) thuộc âm chỉ người có thể khắc phục khó khăn qua cách mày mò, hoàn thành việc lớn nhưng lại ngoan cố.
Quý (thủy) thuộc âm
Quý thủy mang nghĩa em gái của thủy, chỉ mầm mống bên trong, ôm ấp, nước của mưa. Quý (thủy) thuộc âm chỉ những con người cần mẫn, chính trực, cố gắng mở đường để thoát khi gặp khó khăn.
Canh (kim) thuộc dương
Canh kim mang nghĩa anh cả của kim, chỉ tính chất cứng rắn, khoáng sản, dao kiếm, sắt thép. Nếu là vật thì rất có ích, người thì có tài văn học, làm kinh tế.
Nhâm (thuỷ) thuộc dương
Nhâm thủy mang nghĩa anh của thuỷ, chỉ biển cả. Dự đoán là người có tính hòa phóng, khoan dung, khả năng đùm bọc. Tuy nhiên, ở một khía cạnh nào đó lại chậm chạp, vô tư, ỷ lại.
Ý nghĩa của 12 địa chi
12 Địa chỉ miêu tả chu kỳ của mặt trăng vận động. Dựa theo cuốn “Quần thư khảo dị”, 12 Địa chi mang những ý nghĩa như sau:
- Tí: tu bổ nuôi dưỡng. Dương khí giúp các vạn vật nảy nở mầm sống.
- Sửu: kết lại, mang ý nghĩa các mầm non không ngừng lớn lên
- Dần: dẫn dắt, đổi dời. Mầm mới nhú đã trồi lên mặt đất.
- Mão: đội. Các vạn vật muốn sinh sôi nảy nở đều phải đội đất mà lên.
- Thìn: chấn động, mọi vật muốn lớn lên đều phải trải qua chấn động.
- Tị: bắt đầu. Mang ý nghĩa mọi sự vật đều có sự bắt đầu từ đây.
- Ngọ: bắt đầu tỏa ra. Mang ý nghĩa cành lá của vạn vật bắt đầu mọc.
- Mùi: ám muội. Mang ý nghĩa về sự bắt đầu của âm khí khiến cho vạn vật suy giảm.
- Thân: thân thể. Mang ý nghĩa về sự trưởng thành của vạn vật.
- Dậu: già. Mang ý nghĩa tất cả vạn vật trên đời đều thành thục già dặn.
- Tuất: diệt. Mang ý nghĩa tất cả vạn vật trên đời đều suy diệt.
- Hợi: hạt. Mang ý nghĩa tất cả vạn vật trên đời đều được thu tàng thành hạt cứng.
Nhìn chung, 12 Địa chi đều có sự liên quan tới sự trưởng hoặc tăng âm dương mặt trăng. Do đó, chu kỳ tuần hoàn mặt trăng có ảnh hưởng tới sự sinh sản trực tiếp của vạn vật.
Kết luận
Qua bài viết trên, mong rằng bạn đã hiểu rõ thiên can là gì? Trên đây là những thông tin có độ quan trọng rất cao. Chúng là nguồn cội đối với các vấn đề về sau. Người đọc nên hiểu rõ và nắm kỹ về thiên can để có các ứng dụng đúng và chính xác trong quá trình xem bói, gieo quẻ, xem tướng… Chắc chắn khi đã hiểu rõ về mảng phong thủy này, sẽ mang đến bạn nhiều điều hữu ích khác nhau.