Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh: Cuộc đời gắn với 2 chữ “hòa bình”

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh là một người làm lãnh đạo Phật giáo nhưng có ảnh hưởng rất lớn tại các nước phương Tây. Đồng thời, Ngài cũng là một người có đóng góp lớn trong việc thúc đẩy hòa bình với quan niệm “Khi bom dội lên đầu chúng sinh, bạn sẽ không thể ngồi thiền viện”. Ngài đảm nhiệm rất nhiều vị trí: thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, người có ảnh hưởng lớn đến hòa bình… Hãy cùng tìm hiểu về cuộc đời của vị hòa thượng đáng kính này thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tiểu sử thầy Thích Nhất Hạnh
Ngài là một người có ảnh hưởng lớn đến Phật giáo Phương Tây và cũng là người sống vì nền hòa bình nhân loại

CUỘC ĐỜI HÒA THƯỢNG THÍCH NHẤT HẠNH

  • Tiểu sử

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh có tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo, ngài sinh vào ngày 11 tháng 10 năm 1926 tại Thừa Thiên Huế. Thầy xuất gia tu hành vào năm 16 tuổi tại chùa Từ Hiếu, thọ hiếu với Thiền sư Thanh Quý Chân Thật. Ngài có Pháp danh là Trừng Quang, Pháp tự là Phùng Xuân và Pháp tự là Nhất Hạnh – là người nối pháp đời thứ 42 của thiền phái Lâm Tế, nhánh Từ Hiếu, dòng Liễu Quán.

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh theo học tại trường Phật học Viện Báo Quốc ở Huế. Ngài tu theo dòng thiền trường phái Đại Thừa và chính thức thành một vị sư vào năm 1949. Thời điểm đó, Ngài đã được công nhận là một vị thiền sư và lãnh đạo tinh thần cho chùa Từ Hiếu và một vài tu viện khác.

Tiểu sử Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Ngài chính thức trở thành nhà sư vào năm 23 tuổi

 

Vào ngày 1/5/1966, hòa thượng Thích Nhất Hạnh được Thiền sư Chân Thật trao cho ấn khả – từ đây, ngài chính thức trở thành một thiền sư. Ngài đã kết hợp kiến thức của mình cùng với nhiều trường phái thiền khác cùng phương pháp Thượng Tọa bộ của Phật giáo, nhận thức về Phật giáo Đại thừea cùng rất nhiều các kiến thức khoa học khác để có thể tiếp cận với dòng thiền một cách toàn vẹn nhất. Nhờ điều này mà sau đó, ngài đã trở thành một người có những ảnh hưởng cực lớn đến sự phát triển của Phật giáo tại các nước phương Tây.

  • Quá trình hoạt động trong Phật giáo của hòa thượng Thích Nhất Hạnh

Trong cả quá trình hoạt động Phật giáo, Thầy đã có rất nhiều hoạt động tích cực giúp tuyên truyền và đẩy mạnh Phật pháp. Vào những năm 1960, Thầy đã cho xây dựng trường Thanh Niên Phụng sự xã hội tại Sài Gòn. Đây là một tổ chức được thành lập với mục đích xây dựng lại các ngôi làng, trường học, trạm xá… bị phá hủy bởi bom đạn; đồng thời giúp đỡ những người đang bị vô gia cư vì chiến tranh gây ra. Bên cạnh đó, ông còn là một trong những người sáng lập ra Viện Đại học Vạn Hạnh – viện đại học tư thục danh tiếng để nghiên cứu về Phật giáo tại Việt Nam, Nhà xuất bản Lá Bối. Trong quá trình dạy giáo lý nhà Phật, ngài cũng đã từng đưa ra nhiều lời kêu gọi vì hòa bình, kêu gọi sự đoàn kết thống nhất giữa 2 miền Nam, Bắc.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh và quan điểm về Phật giáo dấn thân
Thầy có nhiều hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực Phật pháp

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh còn rất nhiều lần ghé qua Hoa Kỳ để diễn thuyết về các tư tưởng của Phật giáo. Tiếp đó, ông còn đến nhiều quốc gia khác trên khắp thế giới để thuyết giảng Phật pháp. Năm 1966, Thầy đã lập ra dòng tu Tiếp Hiện, thành lập nhiều tu viện, trung tâm thực hành trên khắp toàn thế giới.

  • Người thầy Phật giáo tại Phương Tây

Hòa thượng Thích Nhất Hạnh được nhiều tờ báo uy tín lớn đánh giá là người có ảnh hưởng thứ 2 về Phật giáo ở phương Tây – chỉ sau Đạt-Lại-Lạt-Ma. Những lời dạy và phương pháp tu tập, thiền của Ngài được rất nhiều thành phần từ các tôn giáo khác quan tâm và chú ý. Thầy đã cải biên những cách thực hành chánh niệm cho phù hợp với tư tưởng và văn hóa của phương Tây, để những Phật tử tại đây có thể dễ dàng nắm rõ, hiểu sâu.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh “suy yếu rất nhiều, có thể viên tịch trong những ngày sắp tới” |
Ngài cũng có những ảnh hưởng lớn đến nền Phật học tại Phương Tây

 

HÒA THƯỢNG THÍCH NHẤT HẠNH – CUỘC ĐỜI GẮN LIỀN VỚI 2 CHỮ “HÒA BÌNH”

Không chỉ là tập trung vào việc tu tập và truyền bá các giáo lý nhà Phật, hòa thượng Thích Nhất Hạnh còn là một người tôn sùng hòa bình, ông làm tất cả để phục vụ lý tưởng hòa bình cho toàn bộ nhân loại. Ông đã thể hiện tư tưởng đó qua một bài phỏng vấn rằng: “Khi bom dội lên đầu chúng sinh, bạn không thể ngồi trong thiền viện. Thiền là nhận thức về những gì  đang xảy ra, không chỉ là bên trong mà còn là xung quanh cơ thể và cảm xúc của bạn”. Đây cũng là lời khẳng định về việc Phật giáo cần phải gắn liền với hòa bình của nhân loại.

Bài phỏng vấn thiền sư Thích Nhất Hạnh chấn động phương Tây: Đức Phật là người
Các hoạt động của Thầy cũng đi liền với mục đích “hòa bình” cho nhân loại

 

Để chứng minh cho quan điểm đó, Thầy đã đưa ra nhiều lời kêu gọi cùng Đại học Vạn Hạnh thúc giục 2 miền Nam, Bắc tìm ra giải pháp thống nhất đất nước, chấm dứt chiến tranh. Sau đó, trong những chuyến đi ra nước ngoài diễn thuyết, mục đích chính của Thầy vẫn là vận động cho hòa bình thế giới.

Vào tháng 6 năm 1965, Ngài đã viết thư gửi tới nhà hoạt động nổi tiếng ở Mỹ-Latinh là Luther King Jr để phản đối chiến tranh tại Việt Nam. 1 năm sau đó, 2 người đã có một buổi gặp mặt trực tiếp để bàn bạc, thảo luận về hòa bình, tự do của cộng đồng. Chính trong buổi gặp mặt đó, Luther King đã bày tỏ trực tiếp sự phản đối mạnh mẽ của mình về chiến tranh ở Việt Nam. Thời gian sau này, King đã đề cử trao giải Nobel hòa bình cho Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh.

Tiểu sử, cuộc đời, tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Ngài đã tổ chức nhiều hoạt động hướng tới sự hòa bình trên các quốc gia

 

Thời gian sau này, hòa thượng Thích Nhất Hạnh tiếp tục cho tổ chức các khóa tu thiền dành cho người Israel và người Palestin để khuyến khích họ hãy biết cách lắng nghe, thấu hiểu và trau dồi kiến thức cho nhau. Đưa ra thuyết kêu gọi các nước đang tham chiến hãy đình chiến để tìm ra một giải pháp hòa bình, ôn hòa hơn. Đến năm 2005, Thầy đã tổ chức một buổi diễu hành ở Los Angeles với chủ đề vì hòa bình, đã kêu gọi được sự hưởng ứng tham gia của hàng ngàn người. Tháng 3 năm 2013, Thầy lại sắp xếp một buổi diễn thuyết tại Hàn Quốc kéo dài tới 3 tiếng. Buổi diễn thuyết này có nội dung bàn bạc về cuộc chiến tranh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Ngài cho rằng vũ khí hạt nhân chính là nguyên nhân gây trở ngại cho hòa bình của 2 quốc gia này, đồng thời khẳng định điều cơ bản nhất là phải loại bỏ sự nghi ngờ, sợ hãi trong mỗi dân tộc.

Cuộc đời chìm nổi của ba nhà sư: Thích Nhất Hạnh, Thích Trí Quang và Thích Quảng Độ |
Những ảnh hưởng về mặt Phật pháp và hòa bình của Ngài luôn được sự ghi nhận của Phật tử, người dân trên thế giới

Với những hoạt động mạnh mẽ về cả Phật giáo và hòa bình, Hòa thượng Thích Nhất Hạnh luôn là một tấm gương sáng, soi đường cho các thế hệ thiền sư tương lai. Với hơn 100 cuốn sách được Ngài biên soạn, trong đó có đến 40 cuốn bằng tiếng Anh, những ảnh hưởng của Ngài với Phật pháp phương Tây là vô cùng lớn mà chưa có một vị sư tại Việt Nam nào có thể làm được.

Nguồn: https://amthucdochay.com

Viết một bình luận