Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Cẩm nang du lịch tại quần thể chùa Bái Đính – Ninh Bình

Chùa Bái Đính là một trong những địa điểm du xuân, lễ Phật thu hút du khách bậc nhất miền Bắc mỗi độ xuân về. Ngôi chùa này nằm trong quần thể du lịch Bái Đính – Tràng An có kiến trúc độc đáo, phong cảnh hữu tình và là cái nôi của đất Phật. Dưới đây là cẩm nang du xuân Bái Đính rất hữu ích giúp bạn có một chuyến đi thuận lợi.

1. CHÙA BÁI ĐÍNH Ở ĐÂU?

Chùa Bái Đính thuộc Sinh Dược, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình. Quần thể chùa Bái Đình tọa lạc trên dải đất linh thiêng, vị trí vô cùng đắc địa “núi gối đầu sông, mây vờn non đỉnh”. Đây là ngôi chùa có diện tích rộng nhất Việt Nam. Chùa Bái Đính nằm trong quần thể du lịch Bái Đính – Tràng An thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi độ xuân về.

Từ A – Z kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Ninh Bình cập nhật mới nhấtel
Từ A – Z kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Ninh Bình cập nhật mới nhấtel

2. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CHÙA BÁI ĐÍNH

Chùa Bái Đính tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình với diện tích rộng lớn. Quần thể chùa bao gồm 80 hecta chùa Bái Đính mới được xây dựng vào năm 2003 và 27 hecta chùa Bái Đính cổ từ năm 1136. Ngôi chùa này cách thành phố Ninh Bình khoảng 15km, cách Hà Nội khoảng 95km và nằm ở phía Bắc quần thể danh thắng Tràng An.

Cẩm nang du lịch Bái Đính - Tràng An 2021
Cẩm nang du lịch Bái Đính – Tràng An 2021

Lịch sử hình thành chùa Bái Đính gắn liền với ba triều đại phong kiến của Việt Nam, mang đậm nét văn hóa kiến trúc, văn hóa tâm linh của mỗi triều đại. Từ hơn 1000 năm về trước, Ninh Bình là nơi có ba triều đại vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, Tiền Lê, Lý. Dưới ba triều đại phong kiến này, Phật giáo đều rất được quan tâm và phát triển, nó được coi là Quốc giáo. Vì vậy mà Ninh Bình có rất nhiều chùa cổ trên dãy núi Tràng An trong đó có Bái Đính.

Không giống như những ngôi chùa khác, quần thể chùa Bái Đính ngày nay bao gồm khu chùa cổ từ xa xưa và một khu chùa mới. Trong khi ngôi chùa cổ mang đậm nét kiến trúc văn hóa xưa cũ thì ngôi chùa mới có kiến trúc đồ sộ, hoành tráng, là sự giao thoa kết hợp giữa kiến trúc hiện đại nhưng mang đậm bản sắc truyền thống phù hợp với văn hóa tâm linh người Việt. Sự kết hợp này cho thấy sự giao thoa, phát triển của văn hóa người Việt Nam.

3. KIẾN TRÚC CHÙA BÁI ĐÍNH

Chùa Bái Đính được xây dựng chủ yếu bằng vật gỗ tứ thiết, bê tông giả gỗ, tất cả các mái đều sử dụng ngói men Bát Tràng với kiến trúc 3 tầng mái cong vút hình đuôi chim phượng. Chùa có bố cục lần lượt: cổng Tam Quan, tháp chuông, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế. Chiều cao đỉnh mái lần lượt là 16,5m; 22m; 14,8m; 30m; 34m, diện tích bên trong là 560 m2, 225 m2, 730 m2, 2060 m2, 2370 m2.

HÀ NỘI – CHÙA BÁI ĐÍNH – KHU DU LỊCH TRÀNG AN – HÀ NỘI
HÀ NỘI – CHÙA BÁI ĐÍNH – KHU DU LỊCH TRÀNG AN – HÀ NỘI

Các điện chính của chùa Bái Đính là nơi thờ Phật, cụ thể:

  • Điện Quan Âm, là nơi thờ Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt cao 9,57m, nặng 80 tấn.
  • Điện Pháp Chủ thờ Phật Pháp Chủ, bằng đồng cao 10m, nặng 100 tấn. Đặc biệt, trong điện Tam Thế còn đặt 3 pho tượng Tam Thế Phật – quá khứ, hiện tại, tương lai –  bằng đồng cao 7,2m, nặng 50 tấn. Ba pho tượng này đã giúp chùa Bái Đính được xác lập là ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam.
  • Tượng Phật Di Lặc, tọa lạc trên một ngọn đồi của chùa Bái Đính cao 10m, nặng 80 tấn.
  • Bảo Tháp, cao 13 tầng, 72 bậc cầu thang, là nơi bảo tồn xá lợi Phật linh thiêng từ Ấn Độ và Miến Điện. Các bức tường xung quanh tòa bảo tháp được khắc các hình tượng liên quan đến Phật pháp, trần tháp được thiết kế theo phong cách Ấn Độ. Trên các bức tường xung quanh bảo tháp có hàng nghìn bức tượng nhỏ được đặt trang trí bao quanh.

4. Chùa Bái Đính gắn liền với nhiều kỉ lục nhất Việt Nam

Ngay từ khi bắt đầu xây dựng, chùa Bái Đính mới đã được báo giới và du khách trong và quốc tế quan tâm bởi sự đồ sộ của dự án này. Sau khi hoàn thành, ngôi chùa này “ẵm” luôn hàng loạt những kỉ lục của Việt Nam và Đông Nam Á.

Quần thể chùa rộng nhất Việt Nam

Quần thể chùa Bái Đính rộng 539ha bao gồm 80ha khu chùa mới và 27ha khu chùa cổ với nhiều hạng mục lớn như: khu đón tiếp, khu học viện, hồ phóng sinh, hồ Đàm Thi, công viên văn hóa, bãi đỗ xe, cảnh quan chùa… bao bọc xung quanh chùa toàn bộ là những vòng cung núi đá vôi kỳ vĩ. Với quy mô và diện tích của chùa Bái Đính, nơi đây được xác lập kỉ lục ngôi chùa rộng nhất Việt Nam.

Tour Chùa Bái Đính Tràng An 1 ngày từ Hà Nội Giá Rẻ
Tour Chùa Bái Đính Tràng An 1 ngày từ Hà Nội Giá Rẻ

Giếng ngọc lớn nhất Việt Nam

Khoảng 1000 năm trước, Thiền sư Nguyễn Minh Không đã lấy nước tại giếng ngọc nằm gần chân núi Bái Đính để sắc thuốc chữa bệnh cho Thái tử Dương Hoán. Chiếc giếng này có đường kính 30m, độ sâu 6m nước giếng trong quanh năm và không bao giờ cạn. Toàn bộ trên miệng giếng là lan can đá được xây dựng bởi những khối đá hình vuông có diện tích lên đến 6000 m2. Ngày 12/12/2007, chiếc giếng này đã được xác lập kỉ lục là chiếc giếng lớn nhất Việt Nam.

Giếng Ngọc Chùa Bái Đính – Giếng nước lớn nhất Việt Nam
Giếng Ngọc Chùa Bái Đính – Giếng nước lớn nhất Việt Nam

Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất Đông Nam Á

Chùa Bái Đính sở hữu tượng phật bằng đồng được dát vàng bề thế, được đặt trong Điện Pháp Chủ. Tượng cao 10m, nặng 100 tấn và được dát vàng.

Chuông đồng lớn nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính sở hữu chiếc chuông Đại hồng lớn nhất Việt Nam, chuông được xây dựng bằng bê tông giả gỗ nặng 36 tấn với lối kiến trúc 3 tầng mái cong, tổng số mái lên đến 24 mái. Tất cả các mái đều cong vút giống đuôi chim phượng. ngày 12/12/2007 chiếc chuông này được xác lập kỉ lục “Đại hồng chuông lớn nhất Việt Nam”.

Chuông chùa Bái Đính quả chuông lớn nhất Việt Nam
Chuông chùa Bái Đính quả chuông lớn nhất Việt Nam

Bảo tháp lớn nhất Đông Nam Á

Tòa bảo tháp tại chùa Bái Đính được xây dựng cao 13 tầng. Từ đây, du khách có thể quan sát được toàn bộ khung cảnh chùa rộng lớn. Đây còn là nơi bảo tồn xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ và Miến Điện. Tòa tháp này thể hiện trí lực của ngàn đời nay trong việc bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thờ Phật cao quý của dân tộc.

Linh thiêng bảo tháp cao nhất Đông Nam Á thờ xá lợi Phật từ Ấn Độ
Linh thiêng bảo tháp cao nhất Đông Nam Á thờ xá lợi Phật từ Ấn Độ

Ngôi chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam

Không có bất kì ngôi chùa nào tại Việt Nam sở hữu số lượng La Hán nhiều như tại chùa Bái Đính. Nơi đây sở hữu 500 tượng vị La Hán bằng đá xanh cao khoảng 2m. Điều đặc biệt ở những tượng La Hán này là không một tượng nào giống tượng nào.

Ngôi chùa có hành lang tượng La Hán dài nhất Việt Nam

Từ nhà gỗ Tam Quan dọc theo hai hướng Đông, Tây đến Tả vu và Hữu vu là dãy hành lang đặt 500 vị La Hán, mỗi bên gồm 117 gian hành lang. Mỗi dãy hành lang đều được xây dựng từ thấp đến cao với 22 bậc, mỗi bậc cao 1,35m. Toàn bộ đều được xây dựng bằng gỗ với kiến trúc chồng giường, tiến bấy, hậu bấy. Mái ngói của hành lang đều là ngói men được lấy từ làng gốm Bát Tràng với hoa văn đa dạng, tinh xảo.

Ngôi chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính sở hữu 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ. Tất cả đều được trồng xung quanh chùa. Với số lượng cây bồ đề nhiều như vậy, chùa Bái Đính chính thức được xác lập là ngôi chùa sở hữu nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam.

5. Thời điểm du lịch lý tưởng đến chùa Bái Đính

Mỗi mùa chùa Bái Đính mang một nét đẹp riêng. Thời điểm du lịch “vàng” chính là mùa xuân, từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đây là khoảng thời gian có khí hậu mát mẻ, dễ chịu và là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động cầu may và các lễ hội của chùa Bái Đính.

Từ mùng 6 tháng Giêng hàng năm, chùa Bái Đính bắt đầu khai hội, du khách thập phương nô nức hành hương về Bái Đính tham gia lễ hội, hành hương bái Phật. Tuy nhiên, nếu bạn du xuân vào thời điểm này thì sẽ phải đối mặt với tình trạng quá tải, đông đúc nên bạn hãy lên kế hoạch chi tiết cho chuyến đi từ sớm và chủ động mua lễ từ trước để tránh trường hợp bị chặt chém.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về chùa Bái Đính cũng như thưởng ngoạn thoải mái thì nên tránh đi vào mùa lễ hội, du xuân đầu năm. Mùa hè, mùa thu cũng là những thời điểm khá thích hợp với những du khách thích sự thanh tịnh, không đông đúc, không ngột ngạt và muốn tìm hiểu về kiến trúc, văn hóa nơi đây.

6. Cách di chuyển đến chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính cách Hà Nội khoảng 93km về phía Nam gần với quốc lộ 1A, 10, 12A, 12B, đường sắt Bắc – Nam nên bạn có thể lựa chọn nhiều phương tiện di chuyển đến đây: xe máy, ô tô, xe khách… Tùy vào sở thích cá nhân mà bạn có thể lựa chọn phương tiện di chuyển thuận tiện, phù hợp nhất với mình.

Xe khách: từ các bến xe Hà Nội bạn có thể bắt xe khách về Ninh Bình, xe khách Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, xe khách chạy tuyến Bắc Nam. Giá vé dao động từ 60.000 – 130000 đồng/vé tùy thuộc vào nhà xe, chất lượng xe. Một số nhà xe bạn có thể tham khảo như: Hoàng Long, Sao Việt, Vũ Thưởng, Cường Hưng, Gia Minh, Hiển Tình… Bạn sẽ mất khoảng hơn 2 tiếng là sẽ có mặt tại Ninh Bình.

Đối với du khách từ các tỉnh miền Trung, miền Nam thì sẽ mất nhiều thời gian hơn tùy thuộc vào vị trí địa lý. Lựa chọn tối ưu nhất đó là mua vé máy bay đến Hà Nội rồi di chuyển từ Hà Nội đến Ninh Bình để có được sức khỏe tốt nhất cho hành trình bởi bạn sẽ phải leo khá nhiều bậc thang khi du lịch chùa Bái Đính.

Xe máy: đường đến chùa Bái Đính khá dễ đi và thuận lợi, hiện nay có rất nhiều cung đường từ các tỉnh thành khác nhau đến Ninh Bình nhưng bạn nên lựa chọn những cung đường an toàn, tiết kiệm thời gian nhất. Nếu bạn đi từ Hà Nội thì bạn có thể di chuyển theo tuyến đường Giải Phóng, qua bến xe Giáp Bát rẽ vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, di chuyển theo hướng đi Phủ Lý là tới NInh Bình. Thời gian di chuyển khoảng 90 phút.

7. Các điểm tham quan tại chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là ngôi chùa có diện tích rộng nhất Việt Nam nên bạn hãy cân nhắc sắp xếp hành trình hợp lý để có thể tham quan hết quần thể độc đáo này. Tùy vào quỹ thời gian mà bạn có thể lựa chọn tham quan, bái Phật tại một số địa điểm dưới đây:

– Khu chùa Bái Đính mới

Cổng Tam Quan, là địa điểm tham quan lễ phật đầu tiên nằm ngay dưới chân núi. Ngay khi bước vào cổng Tam Quan bạn sẽ được chiêm ngưỡng hai bức tượng Hộ pháp thiện và ác được làm bằng đồng cao 5,5m cùng 8 pho tượng Kim Cương. Từ đây để di chuyển đến các địa điểm khác, bạn có thể men theo hành lang La Hán dài 1.052m, 234 gian nối liền với hai đầu Tam Quan.

Tháp chuông, nằm ngay đường lên chùa, đây là tháp chuông lớn nhất Việt Nam. Tháp được thiết kế 3 tầng, mỗi tầng có 8 mái, bên trong là quả chuông đồng nặng 36 tấn.

Điện Tam Thế, tọa lạc trên đồi cao 76m so với mực nước biển, đây là nơi đặt ba pho tượng Tam Thế Phật quá khứ, hiện tại, tương lai bằng đồng cao 7,2m, nặng 50 tấn. Đây cũng là bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam.

Điện Quan Âm, được thiết kế rộng 7 gian, đây là nơi đặt tượng Phật bà Quan Âm bằng đồng cao 9,57m, nặng 50 tấn. Đây cũng là tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn mắt nghìn tay lớn nhất Việt Nam.

Điện Pháp Chủ, rộng 5 gian, gian giữa là nơi đặt tượng Phật Pháp Chủ bằng đồng cao 10m, nặng 100 tấn và là pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra, bên trong điện còn treo ba bức hoành phi và cửa võng lớn nhất Việt Nam.

Bảo tháp lớn nhất Đông Nam Á, nằm trên sườn đồi được xây dựng cao 13 tầng, từ đây du khách có thể phóng tầm mắt ra xa, ngắm nhìn được trọn vẹn toàn bộ khung cảnh chùa Bái Đính đẹp mê hồn. Đây còn là nơi bảo tồn xá lợi Phật được cung nghinh từ Ấn Độ và Miến Điện. Xung quanh các bức tường của bảo tháp được trang trí bởi hàng trăm bức tượng phật.
Tượng Phật Di Lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á tọa lạc trên đỉnh núi cao, nặng 80 tấn sừng sững uy nghi giữa đất trời.

Giếng ngọc lớn nhất Việt Nam, nằm gần chân núi Bái Đính có đường kính khoảng 30m, sâu 6m, trên miệng giếng là lan can đá có cạnh hình vuông, diện tích lên đến 6.000 m2. Giếng ngọc có nước trong vắt và không bao giờ cạn.

Ngoài ra, khi chiêm bái chùa Bái Đính bạn đừng quên chiêm ngưỡng những cây bồ đề được trồng xung quanh chùa. Đây đều là những cây bồ đề được chiết từ bồ đề Ấn Độ rất linh thiêng. Chùa Bái Đính cũng đang là nơi sở hữu nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam.

– Chùa Bái Đính cổ

Chùa Bái Đính cổ cách khu chùa mới khoảng 800m về phía Nam. Ngôi chùa nằm gần đỉnh núi nên khá yên tĩnh. Ngôi chùa này được sáng lập bởi Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không. Tương truyền, trên đường đi vào đây tìm thuốc chữa bệnh cho vua Lý Thần Tông, ông đã phát hiện ra các hang động nơi đây tuyệt đẹp, thanh tịnh nên đã dừng chùa thờ Phật.

Chùa Bái Đính cổ khá đơn giản, bao gồm một nhà tiền đường ở giữa, bên phải là hang Sáng thờ Phật, bên trái là đền thờ thánh Nguyễn, ở cuối cửa sau là đền thờ thần Cao Sơn, tiếp đó là động Tối thờ Mẫu, Tiên.

8. Khi tham quan chùa Bái Đính nghỉ chân ở đâu?

Nếu bạn đi trong ngày thì có thể mang theo đồ ăn vào chùa và nghỉ ngay tại khu vực dành cho khách thập phương về hành lễ, chiêm bái. Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của chùa Bái Đính về đêm thì bạn có thể nghỉ tại nhà nghỉ, khách sạn ở khu vực Tràng An. Một số nhà nghỉ, khách sạn chất lượng tốt bạn có thể tham khảo như: khách sạn Bái Đính, khahcs sạn Việt Nghĩa, Moutain View Homestay,

9. Đặc sản nổi tiếng tại chùa Bái Đính

Nem dê Ninh Bình, là món ăn nhất định bạn phải nến thử. Món ăn này được chế biến hoàn toàn từ dê núi quanh năm ăn lá cây trên đồi nên thịt rất ngọt, chắc, ít mỡ và bổ dưỡng. Bạn có thể mua về làm quà cho người thân.

Đặc sản Ninh Bình - Top 10 loại đặc sản du khách ưa chuộng nhất

Miến lươn Ninh Bình, là món ăn mà những thực khách sành ăn không bao giờ bỏ qua khi đến Ninh Bình. Điểm đặc biệt của món miến lươn Ninh Bình nằm ở nước dùng. Nó được chế biến theo một công thức riêng, đậm vị, ngọt thanh, sánh đặc. Lươn đều là lươn đồng tươi ngon, béo múp.

Mắm tép Gia Viễn thơm ngon, là nét tinh túy của ẩm thực Ninh Bình. Mắc được ủ cùng thính gạo rang, muối trong 6 tháng. Màu mắm đỏ tươi, có vị ngọt, mằn mặn vừa ăn thơm ngon nức tiếng.

Trên đây là những kinh nghiệm tham quan, chiêm bái chùa Bái Đính bạn không nên bỏ qua. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn lên kế hoạch cho chuyến đi của mình thuận lợi.

Viết một bình luận