Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Ăn chay là gì? Ý nghĩa của việc ăn chay trong Phật giáo và Kitô giáo

Những năm gần đây phương pháp ăn chay được nhiều người quan tâm ngay cả các nhà nghiên cứu khoa học và giới y khoa. Vậy ăn chay là gì? Ăn chay có lợi ích hay ý nghĩa gì không? Hãy cùng chúng tôi tìn hiểu qua bài viết dưới đây.

ĂN CHAY LÀ GÌ? CÓ CÁC HÌNH THỨC ĂN CHAY NÀO?

Ăn chay là gì? Ý nghĩa và tác dụng của việc ăn chay
Ăn chay là gì? Ý nghĩa và tác dụng của việc ăn chay đối với sức khỏe con người

Ăn chay là gì?

Ăn chay (ăn lạt, trai giới) là một phương pháp ăn uống lành mạnh và cân bằng. Thực đơn thường ăn chính là rau củ, các loại hạt, trái cây…các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật và không ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, các sản phẩm thu được từ quá trình giết mổ.

– Các loại hình thức ăn chay

Theo quan điểm của phật giáo, có hai hình thức đó là ăn chay trường và ăn chay kỳ.

+ Ăn chay kỳ : là hình thức khởi sự ăn chay, dung hòa với điều kiện của mình dựa theo những ngày nhất định trong tháng hoặc các tháng nhất định trong năm mà người áp dụng sẽ có thể tự phát nguyện ăn lạt theo những kỳ nhất định mà mình tự đặt ra.

+ Ăn chay trường: là hình thức ăn lạt kéo dài liên tục có thể là suốt đời. Thực hiện hình thức này người ăn không áp dụng xen kẽ với những bữa ăn mặn, loại bỏ hoàn toàn sản phẩm từ thịt, động vật.

Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĂN CHAY

Ngày nay, việc ăn chay không chỉ đơn thuần giới hạn trong tôn giáo nữa mà đã được cộng đồng quan tâm và chú trọng hơn. Thực chất ý nghĩa của hình thức ăn hạn chế chế phẩm từ thịt, động vật là như thế nào chúng ta sẽ tìm hiểu theo góc nhìn khoa học và theo kinh sách của phật giáo.

Theo góc nhìn khoa học

Nên ăn chay hay ăn mặn? - Ý nghĩa của ăn chay trong Phật giáo
Nên ăn chay hay ăn mặn? – Ý nghĩa của ăn chay trong Phật giáo
  • Theo các công trình nghiên cứu khoa học cũng như y khoa phân tích sinh hóa, sinh lý học đã khẳng định rằng trai giới giúp mang lại cho con người có sức khỏe tốt hơn, những bệnh nhân về tim mạch, ung thư sẽ sống lâu hơn những người ăn thịt.
  • Nhờ những hiểu biết về khoa học, con người bắt đầu ăn chay vì mục đích to lớn như bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe, thể hiện thái độ nhân đạo phản đối ngược đãi, sát hại động vật…

Theo góc nhìn phật giáo

  • Ăn chay là lối ăn uống đơn giản đồng thời cũng là một phương tiện để con người tu sửa. Với người tu hành trước tiên là giảm bớt lòng tham, ham muốn trong ăn uống, giảm bớt bản ngã của con người quay về với sự đơn giản khiêm nhường trong ăn uống.
  • Ý nghĩa sâu xa ăn lạt chính là nuôi dưỡng hạt giống yêu thương và từ bi tu dưỡng đạo đức hoàn thiện bản thân giúp tâm an yên. Thực chất, ăn chay sẽ hạn chế việc sát sinh ở cả mình và cả người khác, từ bỏ điều ác để làm điều thiện chính là chân lý theo góc nhìn phật giáo.

6 LỢI ÍCH CỦA VIỆC ĂN CHAY

Con số người ăn chay trên thế giới hiện nay lên rất cao. Nếu việc trai giới được cân bằng với đủ các chất dinh dưỡng thì sẽ có tác động rất tích cực đối với sức khỏe và đời sống của con người:

Giảm nguy cơ béo phì

Thức ăn từ thực vật thường có rất ít chất béo. Năng lượng do rau trái cung cấp chỉ đủ dùng cho cơ thể mà không có dư thừa để tích trữ dưới dạng mỡ béo nên giúp người ăn chay ít mắc các nguy cơ dẫn tới béo phì hay tích tụ mỡ thừa trong cơ thể.

Ăn chay có giảm cân không? Thực đơn ăn chay giảm mỡ bụng
Thực đơn giảm cân và mỡ bụng

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch:

Hầu hết các loại thực vật đều không có cholesterol và chất béo bão hòa, vì vậy tỉ lệ cholesterol trong máu người ăn chay thường ít bị cao có với người ăn thức ăn động vật. Nhiều nghiên cứu cho hay, nếu giảm cholesterol trong máu xuống 10% thì nguy cơ bệnh động mạch vành sẽ giảm đến 30%.

Ít bị rối loạn tiêu hóa:

Ăn rau trái đã được chứng minh là rất tốt để không bị táo bón cũng như các bệnh đường ruột do chất xơ trong rau trái hút nhiều nước, giúp cho phần lớn, mềm, dễ dàng cho việc đại tiện, đồng thời lại kéo theo chất cặn bã độc trong ruột già để thải ra ngoài.

Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư:

Đã có nhiều chứng minh là việc ăn uống có nhiều liên hệ nhân quả với các loại ung thư. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở người ăn thịt động vật cao hơn so với ở những người ăn nhiều rau trái hoặc ăn chay. Tỷ lệ tử vong vì ung thư cũng cao hơn ở người ăn nhiều thịt đỏ (là các loại thịt heo, bò, cừu… có màu đỏ, khác với thịt trắng là các loại thịt gà, vịt…).

cô gái bên phần hoa quả healthy
cô gái bên phần hoa quả healthy

Giúp tĩnh tâm

Ăn chay giúp bạn cảm thấy tâm trí thư thái, ít có ham muốn cạnh tranh, ganh đua, tâm hồn sẽ trở nên hiền hòa và yên bình hơn.

Bảo vệ môi trường:

Không giết hại các loài động vật là một cách bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên, góp phần củng cố tính bền của môi trường sống.

Ăn chay đúng cách đảm bảo dinh dưỡng

Có thể thấy ăn chay đem lại rất nhiều lợi ích thiết thực và hiệu quả đối với đời sống con người. Tuy nhiên ăn như thế nào đúng cách mới là vấn đề cần được đề cập để phát huy được hiệu quả tối ưu mà hình thức ăn hạn chế thực phẩm từ thịt, động vật đem lại.

Ăn đồ chay có béo không? Làm thế nào để ăn chay mà không bị mập?
Ăn đồ chay có béo không? Làm thế nào để ăn mà không bị mập?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn chay đúng cách cần đảm bảo kết hợp đủ 4 nhóm dinh dưỡng sau.

  • Thứ nhất, là bột đường có trong gạo, khoai, bắp, lúa mì và các loại ngũ cốc.
  • Thứ hai, là chất đạm, có nhiều trong các loại đậu.
  • Thứ ba, là chất béo có từ các loại hạt có dầu như đậu nành, mè, đậu phộng, hạt hướng dương, hạt gấc…

Nhóm còn lại là vitamin và khoáng chất có trong các loại rau, củ quả và trái cây.

Nên ăn vào những ngày nào?

Bạn có chắc rằng đồ chay bạn đang ăn 100% là thực phẩm chay?
Bạn có chắc rằng đồ chay bạn đang ăn 100% là thực phẩm chay?

Thực tế, ăn chay vào thời gian nào, nên ăn vào những ngày nào là thắc mắc của số đông tín đồ mới tìm hiểu về các phương pháp này.

Hòa thượng Thích Thiền Tâm có lời khuyên rằng:

“Người Phật tử ăn chay đều nên tùy hoàn cảnh, khả năng tập lần, để tiến bước. Không nên ép xác cố ăn một cách quá kham khổ. Hãy chọn lựa thay đổi thường xuyên các món ăn thích hợp và vệ sinh”.

Ăn chay dù rằng hữu ích và hợp lý nhưng cũng phải tùy theo hoàn cảnh và căn cơ, không phải người nào cũng có thể bỏ ăn mặn liền trong một lúc được.

  • Nhị trai, là áp dụng ăn mỗi tháng hai lần vào ngày mùng một và rằm.
  • Tứ trai, là ăn bốn lần chay trong tháng, vào ngày mùng một, mùng tám, rằm, hăm ba (hoặc ba mươi, mùng một, mười bốn, rằm).
  • Lục trai, là ăn chay trong các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 (tháng thiếu 28, 29).
  • Thập trai, là áp dụng ăn vào mười ngày trong mỗi tháng.
  • Nhất ngoạt trai, là ăn chay luôn trong một tháng, vào tháng giêng, tháng bảy, hay tháng mười.

Trên đây là những chia sẻ về kiến thức ăn chay, hy vọng sẽ giúp bạn có được cái nhìn thấu đáo về phương pháp ăn lạt trong đời sống người tu hành. Tu tập một cách tỉnh thức, trí tuệ, đặt sự an lạc trong tâm mình lên hàng đầu thì bất kể điều gì cũng sẽ đưa chúng ta bước đi những bước đúng đắn, sống khỏe mạnh.

Viết một bình luận