Món xào chay Món canh chay Món lẩu chay Món bánh chay Món tráng miệng chay Món tiệc chay Món ăn sáng chay Món ăn vặt chay Cháo chay Bún chay Sườn non chay Lẩu chay Nướng chay

Nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục ăn chay ngày rằm mồng 1

Ăn chay ngày rằm mồng một đã trở thành phòng tục của các tín đồ Phật giáo và được khá nhiều tín đồ ăn uống hưởng ứng. Vậy ăn chay mùng 1 và ngày rằm bắt nguồn từ đâu? Có ý nghĩa gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. NGUỒN GỐC CỦA VIỆC ĂN CHAY MÙNG 1 VÀ NGÀY RẰM

Tôn giáo cổ xưa thường khuyên tín đồ ăn chay 2 ngày 1 tháng, vào đêm tối trời nhất là mùng 1 và sáng trăng nhất là đêm rằm. Đây là những ngày mà trái đất dường như gần mặt trăng hơn cả. Tối hôm rằm thì trăng sáng tỏ, điều này dễ cảm nhận; Còn đêm mùng 1 mặt trăng gần ở bề mặt bên kia của trái đất, mặt trăng có sức hút đối với nước nên vào những ngày trên thủy triều thường dâng mạnh.

Ý nghĩa thói quen ăn chay ngày Rằm tháng 7 |
ăn chay ngày rằm

Cơ thể con người 2/3 là nước, nên cũng đồng chịu hiệu ứng hút nước của mặt trăng. Việc hút ở đây không phải là mặt trăng hút hết nước trong đại dương hoặc trong cơ thể người mà ở đây chỉ là sự hấp dẫn và có lực hút nghiêng về phía đó. Nước trong cơ thể được coi là âm mà âm có tính chạy lên và tác động hệ thần kinh não bộ. Điều đó khiến tâm trí rối loạn, bất an, không tự chủ, điềm đạm, kiềm chế được. Ăn thịt có tính hăng mạnh nên tính khí con người cũng hung dữ hơn.

Vào những ngày rằm, mùng 1, tính khí đã bất an, khó tự chủ cộng với ăn thịt nữa thì con người dễ phạm tội. Cho nên Phật giáo khuyên nên ăn chay ngày rằm mùng 1, ăn những thứ nhẹ nhàng, thanh khiết vào các ngày trên để tính khí bớt hung hăng gây nguy hiểm cho bản thân và xã hội.

Vì vậy ngày xưa các tôn giáo nhất là Phật giáo đã buộc các đệ tử tín đồ ăn chay và tập trung tụng giới, sám hối nghiệp chướng vào những ngày trên nhằm giảm thiểu những hành vi và tội lỗi bất thường xảy ra.

Phật giáo chọn ăn chay ngày mùng 1 và ngày rằm còn bởi vì đây là ngày “trai” trong tháng. Trai có nghĩa hẹp là chay, nghĩa rộng là thanh tịnh dễ ghi nhớ nên chư tăng, Phật tử tụ họp nghe thuyết giảng, nỗ lực tu học, làm phước thiện và ăn chay nhằm khuyến khích con người không sát sinh, sống thiện, tinh thần được giải.

2. Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĂN CHAY MỒNG MỘT NGÀY RẰM

Ý nghĩa ăn chay tâm linh được coi là yếu tố quan trọng nhất giúp ăn chay ngày mồng 1 và 15 trở thành thói quen có lịch sử lâu đời. Riêng với ý nghĩa về mặt tâm linh ta còn có thể đưa ra các lý giải dưới đây:

Tại sao phải ăn chay trong các ngày Rằm 15 và Mùng 1 âm lịch
ý nghĩa ăn chay ngày rằm

Thứ nhất, vào thời xưa, ngày trăng tròn mỗi tháng được cổ nhân coi là “ngày đẹp” và thường dùng để tổ chức lễ hội, vui chơi. Do đó ngày rằm cũng được xem là thời điểm thích hợp để thưởng thức ẩm thực chay.

Thứ hai, đây cũng là thời điểm tinh thần của chúng ta dễ bị xao động, tâm tính trở nên thất thường. Các số liệu thống kê đã cho thấy, số lượng tội phạm trong ngày 15 âm hàng tháng cao hơn so với ngày thường. Bởi vậy việc ăn chay trong ngày này sẽ là cách để giữ cho tâm hồn thanh tích, tránh kích động.

Xuất phát từ những lập luận trên, ta có thể thấy ăn chay ngày rằm và mùng 1 có ý nghĩa tâm linh hết sức cao đẹp và sâu sắc

3. CÁCH CHUẨN BỊ MÂM CỖ CHAY MÙNG 1 VÀ NGÀY RẰM Ý NGHĨA

Tùy vào điều kiện kinh tế và phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng ăn chay rằm mồng 1 ở mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng đều là để thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong sự may mắn, an lành.

Mốt mở tiệc chay tại gia ngày rằm tháng giêng - VietNamNet

Lễ cúng ăn chay mùng 1 và ngày rằm thường là các lễ chay khá đơn giản như: Hương, loa, trầu cau, quả, tiền vàng. Tuy nhiên, có lúc, có gia đình còn sắm cả bánh trái, xôi đỗ, gà luộc để làm lễ cũng tùy nhu cầu và tùy khả năng kinh tế của từng gia đình. Bên cạnh đó gia chủ cần phải chuẩn bị thêm: đèn nến, hương nhang, trầu cau, vàng mã…

Cùng với đó, các đồ dùng để đựng các lễ cúng mặn như bát, đĩa, đũa, thìa… cần phải sử dụng những đồ mới, riêng biệt. Không nên dùng những đồ dùng đã dùng chung, sẵn với các việc khác trong gia đình. Bởi, đồ thờ cúng cần phải sạch sẽ, không uế tạp.

Thêm vào đó, khi cúng cần tách bạch là ban nào thờ hoa quả và ban nào cúng lễ mặn. Các thứ cần phải để riêng. Hoa quả có thể để ở ban trên, còn đồ cúng mặn thì nên kê thêm bàn để ở dưới sau đó thắp hương sau đó gia chủ thành tâm khấn vái.

Như vậy có thể thấy ăn chay mùng 1 và ngày rằm có vai trò đặc biệt to lớn đối với sức khỏe, tâm linh cũng như tinh thần. Hy vọng với các kiến thức chay trên đã giúp bạn hiểu được phần nào.

Viết một bình luận